| Hotline: 0983.970.780

Cây mới 'đãi' người có tâm, có tầm: Đất cũ gieo hy vọng

Thứ Ba 11/04/2023 , 09:04 (GMT+7)

Sâm bố chính có sức đề kháng rất cao, kháng bệnh tốt, phù hợp ở những vùng có khí hậu nóng…

Những khắc tinh của cây sâm bố chính

Bài liên quan

Theo anh Trần Minh Tâm, người đầu tiên ở Bình Định khởi nghiệp thành công từ loại cây trồng còn rất xa lạ với nông dân, sâm bố chính có vị ngọt, tính mát, có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, được xem là dược liệu quý. Do đó, khi trồng sâm bố chính, điều cần quan tâm trước tiên là phải chú trọng khâu làm đất, tránh để mầm bệnh, tuyến trùng gây hại cho cây, đồng nghĩa người trồng ít sử dụng thuốc trị bệnh sẽ khiến củ sâm đạt độ an toàn thực phẩm cao hơn.

“Việc chăm sóc sâm bố chính không phức tạp, chỉ cần thường xuyên dọn cỏ, không để cỏ sinh trưởng “lấn lướt” cây sâm và tưới nước. Tuy nhiên, do đây là cây dược liệu, nên người trồng phải bảo đảm được nguồn phân bón, tránh tình trạng hóa chất tồn dư trong củ sâm sau khi thu hoạch. Mặt khác, cần chú ý đến các yếu tố khác như môi trường nguồn nước tưới, cây sâm bố chính cần được tưới đủ ẩm trong thời gian mới trồng. Trong quá trình cây sinh trưởng cần được thường xuyên kiểm tra, nhằm kịp thời phát hiện các loại sâu ăn lá và côn trùng gây hại để có biện pháp xử lý”, anh Tâm chia sẻ.

Cây sâm bố chính có sức đề kháng rất cao, kháng bệnh tốt. Ảnh: V.Đ.T.

Cây sâm bố chính có sức đề kháng rất cao, kháng bệnh tốt. Ảnh: V.Đ.T.

Thời gian đầu khởi nghiệp, anh Tâm đã gặp khó không ít trong việc chăm sóc cây sâm bố chính. Khắc tinh của cây sâm bố chính là con sùng. Sùng được sinh ra từ trong đất, nhất là trên những diện tích đất trước đây được trồng đậu phộng, bắp, cây đậu bắp…, những loại cây trồng mà trong đất hay phát sinh sùng. Qua thời gian dài canh tác các loại cây trồng nói trên, sau khi thu hoạch, ấu trùng của sùng vẫn còn trong đất, khi trên đất ấy có cây trồng mới là sùng sinh sôi nẩy nở gây hại.

“Người trồng mà lơ mơ không thường xuyên kiểm tra là sùng phát sinh, chúng thường cắn ngay nơi tiếp giáp giữa cuống củ và cuống cành, khi đó thì cành cây sẽ gục chết, củ nào mạnh thì sau đó nứt lại mầm mới, nếu củ yếu thì chết rục dưới đất.

Thứ đến là bệnh rầy. Sau 45 ngày, giai đoạn cây cho lá dày, khi ấy mặt dưới lá sẽ bắt đầu đổ lông, đó là thời điểm rầy bắt đầu phát sinh, rầy phát sinh mạnh nhất từ tháng thứ 5, thứ 6. Bản chất của cây sâm bố chính là nhiều dinh dưỡng nên lũ rầy rất ưa, phải được khống chế bằng thuốc sinh học. Nếu để rầy phát sinh thì cây sâm bố chính sẽ bị suy giảm sức đề kháng, khi ấy thì các loại sâu bệnh khác sẽ ùa đến gây hại cây sâm”, anh Tâm chia sẻ.

Nông dân làm cho anh Tâm đang chăm sóc vùng trồng sâm bố chính trên đất soi tại Kim Châu (thị xã An Nhơn, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Nông dân làm cho anh Tâm đang chăm sóc vùng trồng sâm bố chính trên đất soi tại Kim Châu (thị xã An Nhơn, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Anh Tâm cho biết thêm, một khắc tinh khác của cây sâm bố chính là bệnh thối củ. Nạn sùng và bệnh thối củ có thể sử dụng các thuốc trừ bệnh sinh học bơm thẳng vào gốc để trị, nếu cây lờn thuốc này thì dùng thuốc khác, khống chế được những bệnh nói trên là cây sâm bố chính sẽ sinh trưởng phát triển rất tốt.

Thời điểm xuống giống cây sâm bố chính thuận lợi nhất là sau 23/10 âm lịch hàng năm, qua mùa mưa lũ là có thể xuống giống. Nếu để qua Tết Nguyên đán thì xuống giống vào tháng Giêng, tháng Hai âm lịch, thời tiết ấm áp sẽ giúp cây nhanh phát triển.

Trong quá trình trồng sâm bố chính, đến nay anh Tâm đã đúc kết được kinh nghiệm, xây dựng riêng cho mình quy trình kỹ thuật phù hợp với loại cây trồng còn xa lạ với nông dân Bình Định. Ví như trong giai đoạn cây đẻ nhánh (sau khi trồng 2 tháng), anh Tâm sẽ tăng cường chăm sóc để cây đẻ càng nhiều nhánh càng tốt. Theo giải thích của anh Tâm, nhánh đi đến đâu rễ sẽ đi đến đó. Cây nhều nhánh nhiều rễ sẽ cho nhiều củ, lại quang hợp tốt hơn, tạo nhiều dinh dưỡng cho cây để cây cho củ to, chất lượng.

Cây sâm bố chính cần được tưới đủ nước. Ảnh: V.Đ.T.

Cây sâm bố chính cần được tưới đủ nước. Ảnh: V.Đ.T.

“Tùy giai đoạn, người trồng có thể điều chỉnh tạo dưỡng chất cho củ sâm hoặc tạo dinh dưỡng để cây nuôi củ to. Để tạo dưỡng chất cho củ thì người trồng cần cho lá sâm dày lên, muốn vậy phải cho cây ăn đạm nhiều hơn. Còn muốn lá mỏng đi để tạo dinh dưỡng nuôi củ thì cho cây ăn đạm ít hơn phân hữu cơ và kali”, anh Tâm nói.

Nhân giống loài “sâm tiến vua”

Từ hiệu quả của mô hình trồng sâm bố chính của anh Trần Minh Tâm, hiện nay, nhiều hộ nông dân ở Bình Định đang mày mò làm theo nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích đất, do đó nhu cầu về cây giống sâm bố chính ngày càng mạnh.

Theo anh Tâm, nhân giống sâm bố chính không quá khó, nhưng đòi hỏi phải đúng kỹ thuật. Sâm bố chính tuy là loại cây thân thảo, nhưng để nhân giống chỉ có mỗi cách là gieo trồng bằng hạt. Nếu hạt đúng chất lượng thì tỉ lệ nảy mầm sẽ đạt trên 90%. Có 2 cách gieo hạt sâm bố chính, 1 là gieo trực tiếp vào trong đất và 2 là gieo hạt trong bầu.

Với phương thức gieo hạt trực tiếp vào đất, hạt giống phải được ngâm bằng nước ấm hoặc bằng các dung dịch kích thích nảy mầm trong 24 giờ để tăng độ ẩm và tỉ lệ nảy mầm cho hạt. Đất gieo hạt giống phải tươi xốp, đánh thành luống cao khoảng 20 - 30cm, rộng khoảng 1 - 1,2m, luống cách luống khoảng 0,5m. Trên 1.000m2 đất nhân giống sâm bố chính phải được rắc 25 - 40kg vôi bột để khử trùng, sau đó bón lót thêm phân chuồng đã hoai mục.

Trên các luống phải được phủ bằng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ phát sinh, nhờ đó chi phí làm cỏ cũng ít tốn, giảm dịch bệnh gây hại vì côn trùng không thể xâm nhập, màng phủ nông nghiệp còn giữ phân cho cây và tăng độ ẩm cho đất.

Anh Tâm nhân giống cây sâm bố chính trong bì để trồng và cung ứng ra thị trường. Ảnh: V.Đ.T.

Anh Tâm nhân giống cây sâm bố chính trong bì để trồng và cung ứng ra thị trường. Ảnh: V.Đ.T.

Còn gieo hạt trong bầu là đất được cho vào các bì ni lông hình trụ, kích thước mỗi bầu cao khoảng 4 - 6cm, rộng 3 - 4cm. Đất được trộn với tro trấu và phân chuồng. Mỗi bầu cho 1 - 2 hạt sâm vào giữa bầu, đặt bầu nơi vị trí thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, tưới nước theo định kỳ 2 - 3 ngày/lần. Sau từ 4 - 7 ngày hạt sâm sẽ nảy mầm, cách 1 tuần sẽ tưới nước cho cây và phun thuốc phòng các bệnh bọ trĩ, sâu ăn lá, rầy. Khoảng 3 - 4 tuần sau là cây giống phát triển chiều cao được 10 - 15cm, nảy được 3 - 4 lá là có thể mang ra trồng.

Trước đây, anh Tâm nhân giống bằng phương pháp gieo hạt trong bầu, nhưng phương pháp này tốn nhiều chi phí, công lao động nên mỗi cây giống anh bán đến 10.000đ. Hiện nay anh đã nhân giống bằng phương pháp gieo hạt trực tiếp vào đất, giảm chi phí, nên giá thành cây giống giảm xuống chỉ còn 5.000đ/cây, giúp người trồng giảm bớt chi phí đầu vào.

Theo anh Tâm, mật độ trồng sâm bố chính cây cách cây 3cm, luống cách luống 4cm, như vậy mỗi m2 đất trồng được 9 cây. 1 ha có 10.000m2, trừ khoảng cách giữa những luống để làm đường đi mất 2.000m2, còn lại 8.000m2 sẽ trồng được 72.000 cây. Trước đây, mỗi cây giống sâm bố chính có giá 10.000đ, mỗi ha người trồng mất đến 720 triệu đồng tiền cây giống. Giờ giá cây giống hạ xuống còn 5.000đ/cây, trồng 1 ha sâm bố chính hiện nay người trồng giảm được 1 nửa chi phí tiền giống, chỉ còn 360 triệu đồng, lại giảm được chi phí vận chuyển những túi cây giống đến nơi trồng.

Dòng sâm bố chính thượng hạng là giống có bông lá màu đỏ, lá có hình dạng cánh bèo nhỏ, dài. Ảnh: V.Đ.T.

Dòng sâm bố chính thượng hạng là giống có bông lá màu đỏ, lá có hình dạng cánh bèo nhỏ, dài. Ảnh: V.Đ.T.

“Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt trong bầu tôi phải mua đất, mua túi ni lông, tốn công dào đất vào túi, công sắp những túi ni lông thành luống và công chăm sóc nên có chi phí cao hơn gấp đôi so với nhân giống bằng phương pháp gieo hạt trực tiếp vào đất”, anh Trần Minh Tâm cho hay.

“Ở Việt Nam hiện có 4 dòng sâm bố chính. Dòng thượng hạng là giống có bông lá màu đỏ, lá có hình dạng cánh bèo nhỏ, dài; thứ đến là dòng có lá màu đỏ hồng, lá có dạng bầu, nhỏ; dòng thứ 3 cũng có lá dạng bầu nhưng bẹ lá to hơn, màu hồng nhạt; dòng kém nhất cũng lá bầu nhưng bẹ lá nhỏ hơn, màu hồng cánh sen. Tuy cùng là sâm bố chính, nhưng nếu người trồng chọn đúng dòng thương hạng thì sẽ đạt hiệu quả hơn vì dược tính trong củ sâm cao hơn những dòng kia, bán được giá cao hơn”, anh Trần Minh Tâm chia sẻ.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm