| Hotline: 0983.970.780

Cây núc nác chữa viêm gan, suy gan, vàng da

Thứ Bảy 27/07/2019 , 07:10 (GMT+7)

Cây núc nác còn gọi là nam hoàng bá, hoàng bá nam. Trên thế giới, các nhà khoa học cũng đã có nhiều nghiên cứu và xác minh thực nghiệm về tác dụng chữa bệnh của cây núc nác.

cy-nuc-nc161814360
Núc nác có hiệu quả rất tốt trong điều trị ung thư.

Trong hạt và vỏ cây núc nác có chứa ít nhất 5 loại flavonoid, có tính kháng Histamin tác dụng tốt đối với bệnh dị ứng, mề đay và mẩn ngứa và chất đắng kết tinh Oroxylin, Alcaloid. Hạt núc nác phơi khô sắc uống hoặc tán bột uống có thể giúp điều trị viêm họng cấp và mãn tính, viêm phế quản, ho gà, đau dạ dày, đau mạng sườn...

Đặc biệt, hoàng bá nam có hiệu quả rất tốt trong điều trị ung thư. Hoàng bá nam là vị thuốc chính để kết hợp với những vị thuốc nam khác để giải độc cơ thể, cân bằng nội môi, điều chỉnh hệ miễn dịch trong cơ thể để loại bỏ dị vật (khối u, tế bào lạ…) do vỏ núc nác có chứa ít nhất 5 loại flavonoids.

Phương pháp chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên, không can thiệp cũng là xu hướng của thế giới hiện nay, tức dùng các loại dược vật thay cho hóa chất tổng hợp để chữa các bệnh chuyển hóa, miễn dịch theo quy luật sinh học.

Dưới đây là một số bài thuốc khác từ vỏ cây núc nác:

* Chữa đau tức hạ sườn phải, da vàng, nước tiểu đỏ (do can khí uất kết): Vỏ cây núc nác 16g, bạch thược 12g, hạt dành dành (Chi Tử) 12g, đan bì 12g, nhân trần 12g, sài hồ 16g, xa tiền 12g, cỏ nhọ nồi)16g, rau má 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Hay vỏ cây núc nác 16g, chó đẻ răng cưa 16g, cối xay 16g, sài hồ 12g, đương quy 16g, tam thất 10g, thanh bì 12g, cơm rượu 16g, xa tiền 12g, rễ cỏ tranh 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

* Chữa đau dạ dày: Vỏ cây núc nác, bồ hoàng, ngũ linh chi, ô tặc cốt sắc nước uống.

* Chữa dị ứng, mẩn ngứa: Vỏ núc nác 30 g thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày, hòa thêm ít đường cho dễ uống vì thuốc rất đắng. Có thể phối hợp với rễ thổ phục linh, lượng bằng nhau. Đồng thời, ngâm 10 g dược liệu (dùng vỏ tươi cũng được) với 30 ml cồn 50 độ trong 5-7 ngày, thỉnh thoảng lắc đều, rồi lọc để dùng xoa ngoài, mỗi ngày 3-4 lần.

* Chữa viêm da, dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa: Vỏ cây núc nác sao qua 16g, kim ngân hoa 16g, kinh giới 16g, phòng phong 10g, hạt dành dành 10g, sài hồ 16g, đinh lăng 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, sài đất 16g, lá cơm rượu 16g, uất kim 10g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

* Chữa lở sơn: Vỏ núc nác tươi (số lượng tùy theo mức độ lở loét) giã nát, thêm rượu 30-40 độ theo tỷ lệ 1 phần vỏ với 3 phần rượu, ngâm trong khoảng 2-3 giờ, càng lâu càng tốt. Dùng bôi.

* Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng: Vỏ núc nác phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, dùng rắc làm nhiều lần trong ngày.

* Chữa lở loét: Vỏ núc nác 100 g, cả cây gai cua đốt thành than 50 g, thanh phàn phi 20 g. Tất cả tán bột mịn, trộn đều. Rửa sạch vết thương bằng thuốc sát khuẩn, rồi rắc bột này. Ngày làm một lần.

* Chữa eczema bội nhiễm, chảy nước vàng: Vỏ núc nác 40 g; sài đất, sâm đại hành mỗi thứ 30 g nấu với nước rồi cô thành cao đặc, dùng bôi hằng ngày.

* Chữa viêm gan, suy gan, vàng da: Vỏ núc nác, nghệ vàng, nhân trần hoặc bồ bồ mỗi thứ 3 g; rau má 4 g; dành dành, sài hồ nam, nhọ nồi, hậu phác nam mỗi thứ 2 g. Vỏ núc nác, nhân trần, sài hồ, nhọ nồi, rau má nấu thành cao lỏng. Các dược liệu khác phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Trộn cao với bột làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên chia hai lần.

* Chữa trĩ: Vỏ núc nác, hoa kinh giới, ngũ bội tử mỗi thứ 12 g; phèn phi 4 g. Tất cả sắc lấy 300-400 ml nước, để nguội, ngâm hậu môn hằng ngày.

* Chữa táo bón: Vỏ núc nác, lá cối xay mỗi thứ 20 g sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.

Thuốc rửa hoặc bôi tại chỗ: Vỏ cây núc nác 50g, lá kinh giới 30g, lá đinh lăng 30g. Sắc lấy nước rửa hoặc bôi ngoài da ngày 2 lần.

* Chữa bệnh sởi cho trẻ em: Vỏ cây núc nác 6g, kinh giới 6g, kim ngân hoa 4g, liên kiều 6g, lá diếp cá 5g, mã đề 4g, sài đất 5g, hoa hồng bạch 4g, huyền sâm 8g, sài hồ 4g, cam thảo 2g, đương quy 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3-4 lần.

Lưu ý: Người mắc chứng hư hàn gây đau bụng, đầy bụng tiêu chảy cẩn thận khi sử dụng núc nác.

(Kiến thức gia đình số 30)

Xem thêm
8 dấu hiệu nhận biết sớm ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt ở nữ giới. Dưới đây là 8 dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến giáp bạn nên lưu ý.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.