| Hotline: 0983.970.780

"Cây ổi thần" ở Bắc Giang

Thứ Hai 19/07/2010 , 12:13 (GMT+7)

Người dân vùng bán sơn địa Lục Nam, Bắc Giang đang rộ lên tin đồn về một “cây ổi thần” ở xã Nghĩa Phương.

Bà Tần bên cây ổi
Từ nhiều tháng nay, người dân vùng bán sơn địa Lục Nam, Bắc Giang rộ lên tin đồn về “cây ổi thần” của một gia đình ở thôn Tân Hương, xã Nghĩa Phương.

Sáng 17/7, chúng tôi có mặt tại nhà bà Đặng Thị Tần, 63 tuổi - chủ nhân “cây ổi thần.” Ngay trước lối rẽ vào nhà là tấm biển chỉ dẫn đầy lỗi chính tả, viết nguệch ngoạc trên tấm bảng gỗ “Cây ổi kỳ riệu, xin rừng chân.”

Bà Tần hồ hởi cho biết, vì nhiều người thường đi nhầm lên ngõ trên nên gia đình cho đặt tấm biển trước cổng để hướng dẫn.

Về lai lịch “cây thần,” theo bà Tần, từ đầu những năm 1980, gia đình chuyển ra khu vực đồi Chè, thôn Tân Hương này đã thấy cây ổi mọc ở đó, dưới gốc là ngôi mộ của một bé gái 5 tuổi con nhà hàng xóm. Đến giờ, cây ổi chỉ cao khoảng 3m và ra quả quanh năm.

Theo quan sát của chúng tôi, cây chia thành năm nhánh chính và nhiều nhánh phụ, tán lá xum xuê. Một điều lạ là những cành cây vươn ra khỏi tán khoảng 2 đến 3m rồi đều quay ngọn trở lại chứ không phát tán ra ngoài.

Nhiều cành ổi tạo những khúc cong nhìn khá đẹp mắt. Đặc biệt hơn, “một số cành đã cắm xuống đất thành gốc, bám rễ và mọc chồi mới, các cụ cao niên trong làng bảo chỉ có cây sanh và cây đa mới có hiện tượng như vậy,” bà Tần nói.

Anh Phạm Văn Thuận, sinh năm 1978 - con trai bà Tần cho biết, gia đình cũng không rõ lời đồn thổi về “cây ổi thần” xuất phát từ đâu. Thực tế, đó là một cây ổi găng, lúc ương quả ăn ngon hơn, nếu để chín thì chẳng ai muốn ăn. Mùa này, quả chín rụng đầy gốc, ai đến xem thì mời ăn miễn phí chứ gia đình không bán.

Theo anh Thuận, có thể tin cây ổi thần lan truyền bắt đầu từ cuối tháng 11 năm ngoái, trong đám cưới chị Ánh - chị họ anh Thuận, đám bạn bè từ Bắc Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn về dự có lên đồi Chè chơi. Nhiều người trong số họ khen cây ổi có thế và tạo dáng đẹp nên đã chụp vài kiểu ảnh làm kỷ niệm.

Thời gian sau đó, gia đình rất ngạc nhiên khi khách thập phương cứ nườm nượp kéo đến, nhất là vào dịp 30/4 và 1/5 vừa rồi, mỗi ngày có tới vài trăm người đi lễ hội khu du lịch Suối Mỡ đã ghé qua xem cây ổi.

Ban đầu, nhiều người thắp hương, đặt tiền ngay dưới gốc cây hoặc đặt lên ngôi mộ để “xin lộc,” về sau sợ ảnh hưởng đến cây quý, gia đình bà Tần đã xây một cây hương bên cạnh để tiện cho du khách khấn nguyện.

Bà Tần còn cho biết, dịp lễ 30/4 vừa rồi, có một đoàn gồm bốn xe du lịch từ Hà Nội đến xem, họ trả giá cây ổi 1,2 tỷ đồng nhưng gia đình không bán.

Theo ông Nguyễn Công Khải, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nghĩa Phương, đây chỉ là cây ổi găng bình thường. Cây ổi uốn cong và không lên thẳng được là do kết cấu địa thế thửa đất của gia đình bà Tần đang ở rất mỏng, ít dinh dưỡng. Mọi lời đồn thổi đều xuất phát từ sự hiếu kỳ của người dân.

Còn anh Thuận khẳng định, cây ổi găng nhà anh hoàn toàn bình thường như bao cây ổi khác ở vùng này, việc đặt tiền lên cây hương là do tâm của du khách và gia đình không hề có ý vụ lợi. Chuyện có người trả tiền tỷ để mua lại cây ổi chỉ là lời nói ngẫu hứng khi họ đến xem, nếu có người mua thật thì gia đình cũng đã bán để lấy tiền sang sửa nhà cửa.

(Theo Tin tức)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm