| Hotline: 0983.970.780

Cây sống đời

Thứ Sáu 26/11/2010 , 10:37 (GMT+7)

Cây sống đời hay còn gọi là cây bỏng, lá bông, trường sinh, diệp sinh căn, đà bất tử là một loại cây vừa làm cảnh cho hoa nở đẹp, vừa là một cây thuốc chữa bệnh đơn giản và hiệu quả.

Cây sống đời dễ trồng, là cây mọc hoang dã, chỉ cần bẻ hoặc cắt một lá già cắm xuống đất là được. Đặc biệt cây sống đời còn có khả năng tạo cây non từ kẽ lá của các khía của mép lá. Cây cao cỡ 40 – 60cm, thân tròn, nhẵn, mọng nước, có đốm tía. Lá mọc đôi, chéo chữ thập, đơn hoặc gồm 3 – 4 lá chét dầy; mép khía răng cưa tròn.

Hoa màu đỏ hay vàng cam, rủ xuống trên một cán dài ở ngọn thân hay ở lá bên cạnh. Hoa ra vào tháng 2 – 5 đúng dịp mùa xuân. Do đó, sống đời được coi là cây cảnh và được trồng trong chậu hoa và dùng để trang trí trong nhà.

Cây sống đời có vị nhạt, hơi chua chua, chát chát, rất dễ uống khi ốm đau lại có tính mát, rất tốt dùng trong tiêu thũng, chỉ thống, sinh cơ. Sống đời còn dùng làm thuốc giải độc và chữa bỏng: Giã lá nát đắp vết thương, đắp mắt đỏ đang sưng (viêm) đau, nhức, đắp mụn nhọt và cầm máu.

Cách dùng như sau: Lấy 3 – 4 lá rửa sạch, giã nát, đắp, hoặc vắt lấy nước bôi hàng ngày. Nếu để uống thì lấy lá rửa sạch, giã nát hoà với nước sôi nguội, lọc lấy nước cốt để uống. Lá giã nát, vắt lấy nước rồi nhỏ vào tai vô cùng hiệu quả với điều trị viêm tai giữa cấp tính. Hoặc bị ngã có vết thâm bầm, bị thương thổ huyết thì thêm rượu và đường để uống.

Ngoài ra, còn có nơi dùng lá sống đời để chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng, nhiễm trùng đường ruột. Liều lượng 40g lá tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống, còn vỏ đắp bên ngoài.

Dưới đây là một số ứng dụng của cây sống đời:

- Say rượu: Ăn 10 lá sống đời, sau 10 phút sẽ khỏi say

- Viêm họng: Ăn 10 lá sống đời, chia làm 10 lần trong ngày (sáng 4, chiều 4, tối 2). Nên nhai ngậm và nuốt cả bã dùng trong 3 ngày là khỏi.

- Mất sữa: Sáng và chiều mỗi lần ăn 8 lá sống đời, sau 2 ngày sẽ có sữa.

- Mất ngủ: Chiều và tối ăn mỗi lần 8 lá sống đời, giấc ngủ sẽ đến sớm.

- Viêm xoang mũi: Giã nát 2 lá sống đời, lấy nước chấm vào bông, nút hố mũi bên viêm. Ngày làm 4 lần, nếu viêm cả 2 bên thì sáng nút một bên, chiều nút một bên.

- Trĩ nội: Mỗi ngày dùng 10 lá sống đời (sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá) nhai nuốt bớt nước, bã bỏ vào gạc vải, đắp lên hậu môn. Trước khi đắp thuốc phải làm vệ sinh hậu môn bằng nước pha muối. Sau 20 – 45 ngày sẽ khỏi.

- Kiết lỵ (viêm đại tràng): Mỗi ngày ăn 20 lá sống đời (sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá). Trẻ em 5 – 10 tuổi dùng liều bằng nửa người lớn. Ăn 5 ngày là khỏi.

- Khi bị đau họng nên ăn 16 lá sống đời (sáng 8 lá, chiều 8 lá) bệnh sẽ khỏi nhanh.

- Còn nếu bị chảy máu cam, có thể giã 1 – 2 lá sống đời, lấy bông gòn thấm nước đặt vào lỗ mũi.

Đặc biệt nên chú ý là khi dùng, phải dùng lá sống đời tươi chứ không nên dùng lá đã héo hoặc khô vì như vậy nó sẽ không có tác dụng chữa bệnh như mong muốn.

Có tài liệu và theo một số người, cây sống đời có thể chữa “bách bệnh”. Thực ra cây sống đời được dùng trong phạm vi dân gian làm thuốc chữa bỏng, cầm máu, đắp vết thương, đắp mắt đỏ, sưng đau, có tính chất giải độc. Nó cũng được dùng để đắp mụn nhọt, chữa viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, đi tiểu ra máu.

Do có tác dụng kháng khuẩn nên sống đời cũng trị một số bệnh đường ruột và bệnh nhiễm trùng khác. Quan điểm cây sống đời chữa “bách bệnh” hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Cần lưu ý nên thận trọng khi sử dụng bất kỳ cây thuốc nào vì nếu dùng không hợp người, hợp bệnh có thể gây hại.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm