| Hotline: 0983.970.780

Cây vải thiều tổ, kỷ lục Việt Nam

Thứ Ba 08/03/2016 , 09:03 (GMT+7)

Cây vải thiều tổ đã có cách đây gần 200 năm tại thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn. Theo các tài liệu còn lưu lại thì cụ Hoàng Văn Cơm (tên tự Phúc Thành) sinh ngày 10/5, năm Mậu Thân 1848 (năm Tự Đức thứ nhất), trồng cây này.

15-06-05_img_7171
Lãnh đạo huyện Thanh Hà nhận quyết định công nhận Kỷ lục VN cho cây vải tổ Thúy Lâm

Thanh Hà là huyện nông nghiệp ở phía Đông Nam của tỉnh Hải Dương, được bao bọc bởi hệ thống sông Thái Bình, sông Rạng, sông Văn Úc. Đây là lợi thế thuận lợi để phát triển cây đặc sản vải thiều.

Cây vải thiều tổ đã có cách đây gần 200 năm tại thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn. Theo các tài liệu còn lưu lại thì cụ Hoàng Văn Cơm (tên tự Phúc Thành) sinh ngày 10/5, năm Mậu Thân 1848 (năm Tự Đức thứ nhất), trồng cây này.

Cụ sinh ra trong một gia đình bậc trung giữ hàng chức dịch trong làng cuối thời Nguyễn tại làng Thúy Lâm, tổng Lại Xá, nay thuộc xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà. Cụ mất ngày 14/1 âm lịch năm 1923 (năm Khải Định thứ 7), hưởng thọ 75 tuổi.

Thời trai trẻ cụ Hoàng Văn Cơm chuyên buôn bán hoa quả dưới Hải Phòng. Năm 1870 trong một lần được dự tiệc với người Hoa Kiều tại Hải Phòng, được ăn loại vải ngon, cụ đã mang về 3 hạt ươm thử tại vườn nhà, do thích hợp với thổ nhưỡng phù sa ven sông Thái Bình và khí hậu khu vực, cả 3 hạt điều nảy mầm thành cây. Kết quả có 1 cây cho hương vị thơm ngon đặc biệt. Do quả vải này được hái từ cây vải có nguồn gốc từ Thiều Châu (Trung Quốc) nên được gọi tên là vải thiều.

Từ cây vải quý đó, cụ Hoàng Văn Cơm đã chiết cành nhân rộng ra vườn nhà và được 8 cây thuộc thế hệ con, tặng cho những người thân trong gia tộc và làng xã. Với những ưu thế đặc biệt của loài quả này, nhà bác học Lê Quý Đôn có viết trong “Vân Đài loại ngữ” như sau: “Mã ngoài như lụa hồng tơ tía, thịt vải như thủy tinh, như dáng tuyết, vị ngọt đậm, ăn thấy hương thơm, tưởng chừng như thứ rượu tiên trên đời”.

Đặc trưng vải thiều Thúy Lâm (Thanh Hà) có hạt nhỏ, cùi dày, ăn rất thơm và ngọt lịm như đường, không có vải nơi nào sánh được, ăn vải có tác dụng bồi bổ cơ thể. Theo đại danh y Tuệ Tĩnh thì vải giúp tinh thần thêm minh mẫn, hạt vải có công dụng chữa lỵ, đậu mùa, đau răng… Vải thiều Thúy Lâm là giống cây ăn quả đứng đầu về tuổi thọ, chất lượng và năng suất cao đã được nhiều địa phương biết đến.

1144839333
Cây vải thiều tổ

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân trong vùng đã truyền tụng câu tục ngữ: “Cau Phù Tải, vải Thúy Lâm” để ghi nhận một loại cây đặc sản (Cau Phù Tải ở bên kia đò Giả thuộc huyện Kim Thành).

Vào tháng 5 đến hết tháng 6 hàng năm khi tiếng tu hú gọi bầy cũng là mùa vải chín, các lái buôn từ Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh lân cận lại về gom hàng. Ngày 20/6/1958, ông Lê Vi Mận đại diện cho cán bộ và nhân dân thôn Thúy Lâm mang 30 kg vải lên Phủ Chủ tịch để biếu Bác Hồ và được Bác khen Thúy Lâm có giống vải quý ăn rất ngon và khuyên nhân dân nên phát triển trồng giống vải quý này.

Từ đó vải Thúy Lâm phát triển mạnh ở nhiều nơi trong cả nước như Đông Triều (Quảng Ninh), Cát Hải (Hải Phòng), Lâm Thao (Phú Thọ), Đông Hưng (Thái Bình), Lục Ngạn (Bắc Giang)…Vải Thúy Lâm còn được đem trồng tại Cuba và Lào.

Trong nhiều năm qua, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cán bộ và nhân dân trong và ngoài tỉnh, du khách nước ngoài đã nhiều dịp về thăm cây vải thiểu tổ và để lại những dòng lưu niệm thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đến công lao của cụ Hoàng Văn Cơm.

vi-thieu-thnh-h-mng-cddl144838911
Sản phẩm vải thiều Thanh Hà VietGAP

Vải thiều Thanh Hà có nét đặc trưng và có nhiều ưu thế về chất lượng so với vải thiều được trồng ở các địa phương khác. Vải khi chín vỏ mỏng, gai lì, lớp vỏ lụa dai, hạt nhỏ, tỷ lệ phần thịt quả cao, có độ giòn của cùi, cùi vải ráo, khi bóc không bị chảy nước, ăn có cảm giác giòn và ngọt mát. Cũng nhờ những nét đặc trưng này mà người tiêu dùng phân biệt được giữa vải thiều Thanh Hà và vải thiều được trồng ở các vùng miền khác.

Từ năm 1992 huyện Thanh Hà đã triển khai đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, chuyển diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng vải và cây ăn quả khác có giá trị, đưa diện tích vải từ 1.000ha đến nay toàn huyện có 3.927ha vải/6.476ha cây ăn quả, sản lượng vải năm 2015 đạt 27.977 tấn.

Để nâng cao năng suất, chất lượng quả vải Thanh Hà, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, giữ vững vị thế thương hiệu “Vải thiều Thanh Hà”, từ năm 2011 quy trình sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP đã được áp dụng, tạo ra sản phẩm an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Toàn huyện Thanh Hà hiện có hơn 1.000ha vải thiều được áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó có 100ha vải sản xuất đủ điều kiện để đánh giá cấp giấy chứng nhận VietGAP góp phần tạo ra sản lượng vải quả chất lượng cao. Năm 2015 có 10ha được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được xuất khẩu sang một số nước và đưa vào bán tại hệ thống siêu thị của TCty Thương mại Hà Nội (Hapro).

Năm 2007 sản phẩm vải thiều Thanh Hà đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý.

Năm 2012 sản phẩm vải thiều Thanh Hà đạt TOP 50 sản phẩm uy tín, chất lượng do Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam bình chọn.

Năm 2013 đạt TOP 10 thương hiệu nhãn hiệu nổi tiếng do Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam bình chọn và đạt TOP 10 sản phẩm uy tín, chất lượng do Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam bình chọn.

Năm 2014 vải thiều Thanh Hà được bình chọn “Tinh hoa đặc sản ba miền”, TOP 10 sản phẩm uy tín chất lượng.

Ngày 16/11/2015 Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã có quyết định Xác lập kỷ lục Việt Nam “Cây vải thiều lâu năm nhất (cây vải tổ)” cho cây vải tổ Thúy Lâm.

Huyện Thanh Hà sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá thương hiệu vải thiều Thanh Hà tới đông đảo công chúng, vận động nhân dân sản xuất, chăm bón cây theo tiêu chuẩn VietGAP, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng quả vải.

Phấn đấu diện tích vải sản xuất 100ha theo quy trình VietGAP đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi các thị trường khó tính. Từng bước tạo đà để huyện sớm đi vào khai thác tiềm năng phát triển du lịch.

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm