| Hotline: 0983.970.780

Chậm thu tiền trồng rừng thay thế

Thứ Năm 30/03/2017 , 13:35 (GMT+7)

Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) vừa có báo cáo tổng kết tình hình triển khai Đề án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo Quyết định số 829/QĐ-BNN-TCLN ngày 23/4/2014 của Bộ NN-PTNT.

Cụ thể theo đề án trồng rừng thay thế, đối với những dự án chuyển mục đích sử dụng rừng mà không có điều kiện trồng bù rừng thì chủ đầu tư dự án phải nộp tiền về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các cấp để triển khai trồng thay thế.

Theo đó tính đến hết năm 2016, tổng cộng có 33 tỉnh thành trên cả nước có báo cáo tổng hợp, với tổng số tiền trồng rừng thay thế phải thu là 1.499 tỷ đồng, tuy nhiên số tiền đã thu mới chỉ đạt 956,5 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 63,8%), số còn phải thu là 542,5 tỷ đồng.

Trong đó tính đến hết năm 2016, 30 Quỹ Bảo vệ Phát triển rừng các tỉnh mới chỉ giải ngân được 454,3 tỉ đồng để triển khai trồng rừng thay thế, chỉ đạt tỉ lệ 47,5% so với tổng số tiền trồng rừng thay thế đã thu được về Quỹ Bảo vệ Phát triển rừng các tỉnh.

Một số khu vực có tỉ lệ trồng bù thay thế chưa đạt chỉ tiêu như: 11 tỉnh vùng Đông Bắc Bộ theo tổng hợp phải trồng rừng thay thế với diện tích 2.192ha, tuy nhiên tới hết năm 2016 mới chỉ đạt 1.678ha (tổng số tiền đã giải ngân để trồng bù rừng chỉ đạt 22/93 tỉ đồng đã thu về Quỹ Bảo vệ Phát triển rừng). Tương tự vùng Tây Nguyên chỉ đạt 6.126ha trên tổng số 8.708ha phải trồng. Con số này của vùng Nam Trung Bộ là 1.845/2.981ha phải trồng.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.