| Hotline: 0983.970.780

Chặn họng xả thải sông Cầu Bây khi lấy nước vụ đông xuân

Thứ Hai 23/12/2019 , 08:50 (GMT+7)

Cống Xuân Thụy sẽ bị đóng để ngăn nguồn nước ô nhiễm từ sông Cầu Bây chảy qua kênh Kim Sơn vào hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải trong những ngày lấy nước gieo cấy vụ đông xuân.

Đó là cam kết Công ty Đầu tư - Phát triển Thủy lợi Hà Nội sau khi tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp.

12-24-45_nhh-01
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chỉ đạo tại Hội nghị đánh giá chất lượng nước và công tác cấp nước phục vụ sản xuất vụ đông xuân 2019 - 2020 hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải ngày 13/11.

Trước đó, ngày 13/11/2019, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đã đi kiểm tra hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải. Tại khu vực cống Xuân Thụy (huyện Gia Lâm, Hà Nội) nước sông Cầu Bây có màu đen, nhiều bèo rác và bốc mùi hôi thối.

Hơn 10 năm qua, nguồn nước này được xả thẳng vào kênh Kim Sơn và gây ô nhiễm cho khoảng 40% hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải (phục vụ cấp nước cho 110.000ha đất canh tác lúa, rau màu và cây công nghiệp; tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho hơn 3 triệu người dân).

Mặc dù Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải đã nhiều lần đề nghị Công ty Đầu tư - Phát triển Thủy lợi Hà Nội để soạn thảo, ký kết quy chế phối hợp vận hành cống Xuân Thụy nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nước tưới. Tuy nhiên, công ty này bất hợp tác.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp khẳng định, dù Công ty Đầu tư - Phát triển Thủy lợi Hà Nội có là “ông trời” thì cũng phải tuân thủ quy định của pháp luật về thủy lợi. Đồng thời, ông đề nghị TP Hà Nội, Sở NN-PTNT phải chỉ đạo Công ty Đầu tư - Phát triển Thủy lợi Hà Nội phải đóng cống Xuân Thụy vào các đợt lấy nước đổ ải vụ đông xuân khu vực trung du và Đồng bằng Bắc bộ.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, ngay sau đó Công ty Đầu tư - Phát triển Thủy lợi Hà Nội và Công ty Bắc Hưng Hải đã phối hợp soạn thảo và ký kết quy chế phối hợp về việc vận hành cống Xuân Thụy.

Theo đó, thời gian mở cống Xuân Thụy mỗi đợt sẽ được điều chỉnh từ 1 ngày sang kéo dài từ 1 - 3 ngày nhằm giảm tải khối lượng nước xả tập trung vào kênh Kim Sơn trong một thời gian ngắn (số ngày xả không quá 3 ngày).

Không mở cống Xuân Thụy vào thời điểm đang cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản hoặc thời điểm hạn hán kéo dài, nước sông Kim Sơn cạn kiệt. Điều chỉnh mở cống Xuân Thụy vào thời điểm công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải có nguồn nước tạo dòng chảy đưa ô nhiễm ra ngoài hệ thống, thau rửa kênh mương.

Bên cạnh đó, khi nhận được thông báo của Công ty Đầu tư - Phát triển Thủy lợi Hà Nội về kế hoạch xả nước từ cống Xuân Thụy, Công ty Bắc Hưng Hải dựa trên kế hoạch cấp nước tưới, thoát tiêu để tính toán, thông báo lại cho Công ty Đầu tư- Phát triển Thủy lợi Hà Nội đề xuất kế hoạch vận hành cống Xuân Thụy về thời gian mở cống, số cửa cống được mở và khẩu độ mở tại 1 cửa.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra, đánh giá chất lượng nước tại sông Cầu Bây tại cống Xuân Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Riêng thời kỳ xả nước theo lịch lấy nước phục vụ gieo cấy vụ đông xuân, không xả nước vào những ngày các hồ chứa thượng lưu xả nước. Các ngày cụ thể theo thông báo lịch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ đông xuân tại khu vực trung du và đồng bằng Bắc bộ của Bộ NN-PTNT.

Trước các đợt xả cống Xuân Thụy, Công ty Đầu tư - Phát triển Thủy lợi Hà Nội phải thông báo cho Công ty Bắc Hưng Hải theo quy định. Đồng thời thông tin kịp thời sự cố bất thường cho Công ty Bắc Hưng Hải trong công tác vận hành cống Xuân Thụy.

Công ty Đầu tư - Phát triển Thủy lợi Hà Nội giao Xí nghiệp Đầu tư phát triển Thủy lợi Gia Lâm (đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành cống Xuân Thụy) là đầu mối liên hệ với Công ty Bắc Hưng Hải và thực hiện điều chỉnh vận hành cống Xuân Thụy.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.