| Hotline: 0983.970.780

Chăn nuôi gà mía lai trên đệm lót sinh học

Thứ Hai 21/10/2019 , 08:37 (GMT+7)

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Giang phối hợp với Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Lạng Giang tổ chức hội nghị tổng kết mô hình “Chăn nuôi gà mía lai trên đệm lót sinh học”.

Hội nghị tổng kết mô hình “Chăn nuôi gà mía lai trên đệm lót sinh học”.

Mô hình thực hiện từ tháng 5 đến tháng 10/2019, với quy mô 3.000 con gà mía lai trên địa bàn xã Tân Thanh, 04 hộ tham gia được hỗ trợ 70% giống, 50% thức ăn, một phần thuốc sát trùng và chế phẩm sinh học để xử lý nền chuồng, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật.

Sau 3 tháng, gà mía đạt tỷ lệ nuôi sống 96%, tiêu tốn thức ăn 2,64kg, trọng lượng bình quân đạt trên 2kg/con, với giá bán 48.000 đ/kg nếu nuôi 1.000 con sẽ đem lại lợi nhuận 13 – 15 triệu đồng/lứa.

Ông Bùi Văn Thùy, thôn Nguộn xã Tân Thanh cho biết, gia đình nuôi 1.000 con gà, từ khi tham gia mô hình ông đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học. Từ đó, hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu hao hụt, giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả kinh tế.

Lạng Giang đang phát triển nuôi giống gà mía lai do giống có khả năng thích nghi cao với điều kiện thời tiết khí hậu tại địa phương, dễ nuôi ít dịch bệnh, chi phí chăn nuôi thấp hơn so với các giống khác, thị trường tiêu thụ ổn định.

Theo ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh thì Bắc Giang đang tập trung phát triển đàn gà thả vườn, thả đồi, với hai giống chủ lực ri lai và mía lai nuôi theo quy trình an toàn sinh học. Đối với các xã có thế mạnh về đất đai, vườn đồi nên đẩy mạnh chăn nuôi gà mía lai theo quy mô trang trại, với số lượng lớn.

(Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang)

Xem thêm
Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất