| Hotline: 0983.970.780

Chăn nuôi gà thịt theo hướng sản phẩm OCOP tại các tỉnh phía Bắc

Thứ Ba 15/12/2020 , 08:27 (GMT+7)

Đó là chủ đề của diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Hòa Bình vừa tổ chức.

Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: Mục đích tổ chức diễn đàn nhằm phát huy lợi thế vùng miền, ưu tiên phát triển chăn nuôi gà bản địa, đặc sản, ít bị cạnh tranh như gà Móng, gà Mía, gà Hồ… giúp tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nhà nông ở các tỉnh miền núi, giảm di cư ra thành phố, góp phần bảo vệ môi trường, giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam. Vì vậy, người chăn nuôi cần được cập nhật các chỉ số về năng suất, chất lượng của giống gà bản địa, đặc sản và con lai của chúng, để lựa chọn được giống nuôi phù hợp nhất.

Nổi bật nhất trong các giống gia cầm bản địa đặc sản đã nêu, phải kể đến Gà H’Mông/gà Mông đen/gà Mèo (Công nhận TCVN 12469-5:2018), giống có nguồn gốc ở miền núi phía Bắc nước ta, được bà con dân tộc H’Mông nuôi thả quảng canh.

Đây là giống gà quý hiếm, có đặc điểm thịt đen, xương đen, ít mỡ, thịt chắc, thơm ngon vào bậc nhất trong các giống gà nuôi ở Việt Nam hiện tại.

Gà H’Mông rất dễ nuôi, có giá trị dinh dưỡng như một loại thuốc bồi bổ sức khỏe, phù hợp sở thích người Việt Nam. Vì vậy trong những năm gần đây, đã hình thành nhiều mô hình nuôi gà H’Mông mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân vùng núi thoát nghèo. Tuy nhiên, gà H’Mông khó nuôi ở đồng bằng, nên thị trường gà thương phẩm này luôn trong tình trạng khan hiếm.

Bà Hạ Thúy Hạnh điều hành diễn đàn.

Bà Hạ Thúy Hạnh điều hành diễn đàn.

Bên cạnh giới thiệu gà H’Mông cùng các giống gà bản địa, đặc sản khác (gà Ri, gà Mía, gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Móng, gà Tiên Yên và gà nhiều ngón chân), giống gà Lạc Thủy cũng được giới thiệu và thu hút được sự quan tâm của nhiều đại biểu nông dân dự diễn đàn.

Theo TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: Giống gà Lạc Thủy có nguồn gốc giống ở huyện Lạc Thủy, Hoà Bình. Quần thể gà trưởng thành có màu lông đồng nhất, con mái lông màu lá chuối khô, trống màu mận, chân nhỏ, cao vừa phải, da màu vàng, mào đơn, tốc độ mọc lông nhanh. Khối lượng trung bình gà 20 tuần tuổi, con trống nặng 1,9kg, mái 1,6kg. Tuổi thành thục sinh dục là 19 tuần tuổi. Năng suất trứng 68 tuần đẻ trung bình đạt 90 quả/mái. Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp 78%.

Hộ nuôi gà Lạc Thủy trong HTX gà Kim Đức, Kim Bôi.

Hộ nuôi gà Lạc Thủy trong HTX gà Kim Đức, Kim Bôi.

Ông Bùi Trọng Nhung ở xã Vĩnh Tiến, huyện Kim Bôi, Hòa Bình bật mí: Gia đình tôi mới bán 1.000 con gà Lạc Thủy (nuôi thương phẩm thả đồi) được giá 68 nghìn đồng/kg, trừ hao hụt con giống và vật tư chăn nuôi còn lãi gần 30 triệu đồng, tính ra mỗi tháng có “lương” hơn 6 triệu đồng.   

Ông Vương Đắc Hùng, Giám đốc Sở NN-PTNT Hòa Bình cho hay: Thế mạnh nổi bật của địa phương chúng tôi là, quĩ đất đồi rừng còn khá lớn, hệ thống giao thông tương đối thuận tiện, cho phép phát triển nuôi đa dạng các loại gia cầm. Nhờ vậy tổng đàn gà các loại của tỉnh năm 2015 có khoảng 6 triệu con, năm 2020 tăng lên hơn 8 triệu con. Trên địa bàn đã thành lập được 09 HTX chăn nuôi gà.

Việc xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm vật nuôi có lợi thế luôn ngành nông nghiệp quan tâm kịp thời. Năm 2019 huyện Lạc Thủy và huyện Lạc Sơn được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm gà “Lạc Thủy” và gà “Lạc Sơn”. Có 3 sản phẩm gà OCOP gồm, gà Lạc Thủy của HTX Chăn nuôi gà Lạc Thủy đạt hạng 4 sao; gà Lạc Sơn của HTX gà Hương Nhượng và gà Thuận Phát của HTX Nông nghiệp & Dịch vụ Thuận Phát đạt 3 sao.

“Diễn đàn được tổ chức trong 2 ngày, trong đó có 1 ngày tham quan thực tế mô hình liên kết nuôi gà bản địa đặc sản tại HTX Kim Đức, huyện Kim Bôi và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển giống gia cầm Lạc Thủy, huyện Lạc Thủy. Có 42 câu hỏi từ 140 nhà nông (tham dự diễn đàn) liên quan đến hỗ trợ phát triển nuôi gà, cấp chứng nhận OCOP và phòng trị dịch bệnh cho gà, được ông Vương Đắc Hùng cùng các chuyên gia chăn nuôi - thú y giải đáp và tư vấn ngay tại diễn đàn”, bà Hạ Thúy Hạnh thông tin.

  • Tags:
Xem thêm
Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Đưa giống sắn mới HL-RS15 vào canh tác tại Tây Nguyên

Hội thảo giới thiệu giống sắn mới HL-RS15 và quy trình, kỹ thuật canh tác vừa được tổ chức tại vựa sắn huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai).

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.