| Hotline: 0983.970.780

Chàng trai tật nguyền làm giàu từ nuôi chim bồ câu Pháp

Thứ Tư 20/05/2020 , 09:10 (GMT+7)

Nhờ chăn nuôi chim bồ câu Pháp, chàng trai tật nguyền Trần Văn Thắng (28 tuổi, xóm Phượng Tường 2, xã Việt Hùng, huyện Trực Ninh, Nam Định) có của ăn, của để.

Chàng trai tật nguyền Trần Văn Thắng. Ảnh: Mai Chiến.

Chàng trai tật nguyền Trần Văn Thắng. Ảnh: Mai Chiến.

Vượt lên số phận

Trải lòng về số phận của mình, Thắng nói, theo lời kể của mẹ, thì khi mới sinh ra, em hoàn toàn khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. Lên 7 tuổi, em bị ngã, gãy cả hai tay; cánh tay trái giờ bị tật, không co vào được. Đến 9 tuổi thì phát hiện bệnh xương khớp cột sống lưng, gia đình có chạy chữa nhiều nơi nhưng bệnh không thuyên giảm.

Sức khỏe có hạn nên năm 11 tuổi, em phải bỏ học giữa chừng. Nghỉ học, em ở nhà làm nghề chạm khắc gỗ. Công việc cũng không quá vất vả với em. Lúc đó, tiền công tuy thấp nhưng cũng đủ tiền thuốc men hàng tháng.

Đến nay, đã 20 năm, em phải sống chung với bệnh tật. Mỗi khi thời tiết trái gió, trở trời, toàn thân em lại đau ê ẩm.

Mặc dù, đã 28 tuổi nhưng Thắng chỉ cao hơn 1m, lưng bị gù do ảnh hưởng của bệnh xương khớp di truyền. Song, không vì đó mà khiến Thắng chạnh lòng, Thắng quyết tâm thay đổi số phận với suy nghĩ “khuyết tật thân thể, chứ không khuyết tật trí tuệ”. Và, thời gian đã chứng minh điều đó. Hiện tại, Thắng đã là ông chủ của một trang trại chim bồ câu Pháp.

Cơ duyên nào đưa Thắng đến với nghề nuôi chim bồ câu Pháp, tôi hỏi. Thắng thổ lộ: “Năm 2012, trong lúc đi làm mộc, nhìn thấy chim bồ câu ta có hình dáng, bộ lông đẹp, nên em có mua vài đôi về nuôi chơi.

Sau một thời gian, hiểu được đặc tính của loài chim này nên em quyết định mua khoảng 50 đôi chim giống bồ câu Pháp về nuôi với mục đích phát triển kinh tế, lúc đó là giữa năm 2014”.

Trung bình, mỗi tháng Thắng thu lãi hơn 15 triệu đồng từ loài chim này. Ảnh: Mai Chiến.

Trung bình, mỗi tháng Thắng thu lãi hơn 15 triệu đồng từ loài chim này. Ảnh: Mai Chiến.

Người tính không bằng trời tính, trong quá trình nuôi, đàn chim bồ câu bị ốm và chết dần, thiệt hại một khoản tiền kha khá lớn. Tuy nhiên, Thắng không nản lòng, tiếp tục nghiên cứu tài liệu, học hỏi thêm kĩ thuật chăn nuôi về loài chim này và đầu tư con giống tái sản xuất trở lại.

Trải qua một quá trình dài (6 năm - PV), đến nay, tổng đàn chim bố mẹ có trong trang trại đã lên đến 700 đôi. Trung bình, mỗi tháng, Thắng xuất bán ra thị trường hàng trăm đôi chim bồ câu ra ràng (chim bồ câu non khoảng 15 - 20 ngày tuổi) với giá 110.000 - 130.000đ/đôi, tùy từng thời điểm.

Hiện thị trường tiêu thụ chim bồ câu ra ràng của trang trại chủ yếu ở trong tỉnh. Thắng bảo, nhiều lúc, trang trại không có chim để bán, bởi nhu cầu ăn uống của khách hàng quá lớn.

Sau khi trừ chi phí, mỗi tháng, Thắng thu lãi hơn 15 triệu đồng. Một khoản tiền không hề nhỏ đối với một người tật nguyền như Thắng. Số tiền này, Thắng dùng để mua thuốc men điều trị bênh xương khớp và phụ giúp gia đình…

Xây nhà tầng để nuôi chim

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi, Thắng cho hay, nuôi chim bồ câu không vất vả, một ngày chỉ cho ăn 2 bữa, sáng và chiều. Trong đó, bữa sáng là quan trọng nhất nên cho ăn nhiều hơn bữa chiều. Thức ăn chủ yếu là ngô trộn lẫn với cám viên, tỉ lệ 50 - 50%.

Chuồng trại phải thoáng mát, ánh sáng đầy đủ, sạch sẽ. Hệ thống nước uống cần thiết kế tự động. Nếu có điều kiện, mỗi ngày cho chim nghe nhạc khoảng 5 tiếng, giúp chim thư giãn, không sợ tiếng động khi có người vào.

Cũng theo Thắng, khoảng 5 ngày vệ sinh chuồng trại một lần để tránh gây dịch bệnh. Mỗi chuồng nuôi một cặp. Trong quá trình nuôi, phát hiện con nào có biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn phải tách đàn luôn.

Thắng nuôi chim bồ câu trong ngôi nhà 2 tầng. Ảnh: Mai Chiến.

Thắng nuôi chim bồ câu trong ngôi nhà 2 tầng. Ảnh: Mai Chiến.

Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại, Thắng bảo, trung bình, mỗi con chim đẻ 2 quả trứng/lứa. Mỗi lứa cách nhau khoảng 40 ngày. Nếu thấy trong chuồng có trứng thì phải lấy ra ngay và cho vào máy ấp, sau đó đưa trứng giả vào chỗ cũ cho chim mẹ ấp. Trước khi lấy trứng ra ngoài, Thắng có ghi lại ngày, tháng để tránh nhầm lẫn.

“Sau 15 ngày đưa trứng vào máy ấp, thì trứng bắt đầu nở. Lúc này, đưa chim mới nở vào ở cùng chim bố mẹ. Mục đích, để chim bố mẹ mớm thức ăn và nuôi con. Khoảng 20 ngày sau, chim con đủ lông, tự ăn được (gọi là chim ra ràng) thì có thể xuất bán ra thị trường”, Thắng bộc bạch.

Khác với các trang trại nuôi chim bồ câu khác mà tôi đã từng đến viết bài. Ở đây, Thắng và gia đình bỏ ra số tiền lớn xây hẳn ngôi nhà 2 tầng để nuôi bồ câu. Không phải, để Thắng phô trương hay thể hiện sự đẳng cấp nào hết, mà vì có lý do của nó.

Thắng lí giải, mới đầu xây nhà để nuôi chim bồ câu, ai cũng xì xào, nhiều người còn không tin. Nhưng, họ không hiểu được mục đích của em. Một là, nuôi chim bồ câu trong nhà để tránh bão gió; giữ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, điều này giúp đàn chim có sức đề kháng tốt hơn.

Cái quan trọng là, Thắng xây nhà trước phòng khi sau này nếu không còn đủ sức khỏe để nuôi chim nữa thì chuyển sang thành nhà ở. “Em nuôi chim bồ câu trong nhà tầng được 6 năm nay rồi, vừa tiện lợi, vừa sạch sẽ và thoáng mát…”, Thắng bật mí.

Ngoài nuôi chim bồ câu Pháp, Thắng còn chăn nuôi chim cút, chim trĩ, ngan, gà… ở khu vườn phía sau nhà để tăng thêm thu nhập.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm