| Hotline: 0983.970.780

Chất lượng nước trên hệ thống thuỷ lợi An Trạch tốt

Thứ Năm 07/07/2022 , 09:11 (GMT+7)

Trên hệ thống thuỷ lợi An Trạch trong tuần tới chất lượng nước tốt đảm bảo sản xuất nông nghiệp, độ mặn trên các sông có xu hướng tăng nhẹ.

Đây là nhận định của Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên tại bản tin dự báo chất lượng nước ngày 7/7. Theo đó, kết quả quan trắc chất lượng nước trên hệ thống Vu Gia – Thu Bồn ngày 6/7 phục vụ lấy nước sản xuất nông nghiệp năm 2022 tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng gồm 10 điểm quan trắc và 13 chỉ tiêu phân tích nước cho thấy, tại thời điểm quan trắc ở các vị trí trạm bơm đều không bị nhiễm mặn. Đối với chất lượng nước các chỉ tiêu quan trắc tại các vị trí đều nằm trong giới hạn cho phép để cấp nước tưới. các chỉ tiêu quan trắc tại các vị trí cơ bản đều nằm trong giới hạn cho phép để cấp nước tưới, riêng vị trí VT6 – Trạm bơm Tứ Câu có chỉ tiêu Photphat PO43--P vượt quá giới hạn cho phép.

Lấy mẫu phân tích chất lượng nước tại hệ thống thuỷ lợi An Trạch. Ảnh: PV.

Lấy mẫu phân tích chất lượng nước tại hệ thống thuỷ lợi An Trạch. Ảnh: PV.

Hiện nay, trên địa bàn cây lúa đang trong giai đoạn sinh trưởng đẻ nhánh. Hệ thống thủy lợi An Trạch đang vận hành theo đúng quy trình đã được phê duyệt. Theo kết quả tính toán của Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên, chất lượng nước ở các điểm quan trắc đều tốt, đảm bảo yêu cầu chất lượng nước tưới cho nông nghiệp và các mục đích tương tự khác. Dự báo từ ngày 8-14/7 độ mặn tại 7 vị trí có xu hướng tăng nhẹ so với tuần trước.

Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Trung-Tây Nguyên khuyến cáo, hiện nay, cây lúa đang trong giai đoạn sinh trưởng đẻ nhánh, yêu cầu phải cung cấp nước đầy đủ. Do đó, trong quá trình vận hành hệ thống thuỷ lợi An Trạch các đơn vị liên quan cần chú ý:

Đối với Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng cần quan tâm chỉ đạo Chi cục Thủy lợi và Công ty Khai thác thủy lợi theo dõi diễn biến xâm nhập mặn, chất lượng nước để chủ động điều chỉnh các giải pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả nhằm cấp nước cho cây trồng vụ hè thu.

Đối với Công ty TNHH MTV KTTL Đà Nẵng và Công ty TNHH MTV KTTL Quảng Nam cần quản lý chặt chẽ nguồn nước và đảm bảo tưới cho các diện tích trong hệ thống; chỉ đạo các đơn vị theo dõi diễn biến mực nước, bám sát lịch thủy triều, lịch vận hành xả nước của các nhà máy thủy điện cũng như diễn biến xâm nhập mặn để đưa ra phương án vận hành đảm bảo cấp nước an toàn cho vụ hè thu. Đồng thời thực hiện vận hành các đập dâng An Trạch, Hà Thanh theo quy để đảm bảo mực nước yêu cầu tại các trạm bơm trên hệ thống.

Đối với các nhà máy thủy điện thì các chủ hồ vận hành các hồ tuân theo quy trình vậnhành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1865/2019/QĐ-TTg và Điều 28 Luật Thủy lợi nhằm hỗ trợ công tác phòng chống hạn hán xâm nhập mặn vùng hạ du. Trong quá trình vận hành cần có sự phối hợp vận hành giữa các nhà máy thủy điện có liên quan để đưa mực nước về.

Ngoài ra, các cơ quan liên quan cần liên tục cập nhật, thông tin thường xuyên về tình hình xâm nhập mặn để chủ động điều chỉnh các giải pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả; hướng dẫn thực hiện các biện pháp giảm mặn, tưới tiết kiệm để giảm thiểu thiệt hại do mặn gây ra. Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Trung và Tây Nguyên sẽ quan trắc thường xuyên và đưa ra những khuyến cáo kịp thời nhằm có phương án ứng phó trong trường hợp xấu.

Hệ thống thủy lợi An Trạch là hệ thống thủy lợi liên tỉnh thuộc lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, bao gồm bốn đập dâng (An Trạch trên sông Yên, Bàu Nít trên sông Bàu Sấu, Hà Thanh trên sông Quá Giáng và Thanh Quýt trên sông La Thọ) và 10 trạm bơm điện phục vụ tưới cho 9.700ha đất của 2 tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và cấp nước sinh hoạt với lưu lượng 350.000m3/ngày đêm.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Dư địa lớn để Sơn La sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Với trên 210 nghìn ha trồng trọt, tỉnh Sơn La mới chỉ có hơn 51ha trồng rau trong nhà màng công nghệ cao, chiếm 0,02% tổng diện tích.