| Hotline: 0983.970.780

Châu Á sắp đối mặt khủng hoảng nước

Thứ Sáu 02/07/2010 , 08:40 (GMT+7)

Đà phát triển kinh tế của châu Á có thể giảm mạnh bởi tình trạng thiếu nước trong tương lai, một quan chức hàng đầu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cảnh báo.

Đà phát triển kinh tế của châu Á có thể giảm mạnh bởi tình trạng thiếu nước trong tương lai, một quan chức hàng đầu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cảnh báo.

Người dân xếp hàng chờ xe chở nước tại Bangladesh

AFP cho biết, Arjun Thapan, cố vấn đặc biệt của chủ tịch ADB về nước và cơ sở hạ tầng, cảnh báo các chính phủ phải bắt đầu quản lý tốt hơn các nguồn nước ngay từ bây giờ để tình hình thiếu nước không trở nên tồi tệ hơn.

“Chúng tôi tin rằng châu Á sắp đối mặt với cuộc khủng hoảng thiếu nước và tình hình đang dần trở nên nghiêm trọng theo thời gian”, Thapan phát biểu bên lề một hội nghị về nước và quy hoạch đô thị tại Singapore hôm qua.

Thapan cho rằng các nguồn nước ở châu Á sẽ chỉ đáp ứng 60% nhu cầu của người dân vào năm 2030. Trong bối cảnh 80% nước ở châu Á được dùng cho hoạt động tưới tiêu đất nông nghiệp, tình trạng thiếu nước sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với khả năng sản xuất lương thực. Khoảng 10 tới 15% nước dành cho các hoạt động công nghiệp.

“Nếu các nước không cải thiện đáng kể hiệu quả của việc sử dụng nước trong cả nông nghiệp và công nghiệp, châu Á sẽ không thể thu hẹp khoảng cách giữa lượng cung và cầu trong năm 2030”, Thapan cảnh báo.

Theo Thapan, để tăng hiệu quả sử dụng nước, chính phủ nên đánh thuế đối với lượng nước mà người dân dùng. “Chúng ta không nên tiếp tục coi nước là một nguồn tài nguyên miễn phí và vô tận nữa. Trên thực tế nước là nguồn tài nguyên hữu hạn”, ông nói.

Một vấn đề nữa là phần lớn nước ở châu Á không được xử lý khiến nhiều nguồn nước lớn - chẳng hạn như các con sông, hồ - bị ô nhiễm nặng.

Trong số 412 sông ở Philippines có 50 sông không có sự sống. Chỉ riêng nỗ lực làm sạch vịnh Manila và sông Pasig cũng khiến giới chức Philippines phải chi từ 2 tới 2,5 tỷ USD mỗi năm.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Lạng Sơn rà soát lại các gói thầu liên quan đến công ty Thuận An

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An tham gia thi công một phần của dự án nâng cấp Quốc lộ 4B, kết nối liên vùng giữa tỉnh Lạng Sơn - Quảng Ninh.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm