| Hotline: 0983.970.780

Cháy rừng ở ĐBSCL: Dập chỗ nọ, bùng chỗ kia

Thứ Ba 04/05/2010 , 14:15 (GMT+7)

Vụ cháy rừng VQG Tràm Chim (Đồng Tháp) vừa dập tắt thì rừng U MInh Hạ lại phát hoả. Những đám cháy liên tục xảy ra đã đặt toàn bộ các khu rừng ĐBSCL vào thế "rừng treo trước lửa".

Vụ cháy rừng VQG Tràm Chim (Đồng Tháp) vừa dập tắt thì rừng U MInh Hạ lại phát hoả. Những đám cháy liên tục xảy ra đã đặt toàn bộ các khu rừng ĐBSCL vào thế "rừng treo trước lửa".

Sau gần 2 ngày phát hỏa, đám cháy rừng U Minh Hạ từ tuyến kinh 18 - 21, tiểu khu 044, Phân trường Sông Trẹm (Cty Lâm nghiệp U Minh Hạ, thuộc địa bàn xã Khánh Thuận, huyện U Minh) đã lan rộng ra gần 100 ha. Đám cháy xuất hiện tại tiểu khu 20 và 21 của Phân trường Sông Trẹm. Một cán bộ chữa cháy rừng cho biết, đám cháy bùng phát lúc 13h20 ngày 1/5, được khoanh vùng lúc 14h ngày 2/5 nhưng nắng nóng, gió đổi chiều liên tục, lửa cháy rừng “vượt ngạch” sang khu vực rừng tuyến kinh 21. 

Lực lượng chữa cháy đang tạo “hành lang” ướt để ngăn lửa

Thời tiết hanh khô và nắng nóng kéo dài (trên 37 độ C) là nguyên nhân khiến đám cháy bùng lên và nhanh chóng ngọn lửa được "tiếp sức" bởi thời tiết khô nóng đã lan ra rộng lớn hơn. Thông tin ban đầu cho biết đám cháy đã thiêu rụi ít nhất 20 ha rừng. Chính quyền địa phương đã nỗ lực huy động gần 1.000 người gồm bộ đội, công an, dân quân địa phương khẩn trương chữa cháy. 10 máy bơm đã được huy động để phong tỏa đám cháy. Đến 21h ngày 2/5, ông Lê Minh Tuấn ở Khánh Hòa (huyện U Minh) cho biết, đám cháy rừng U Minh hạ vẫn bùng phát dữ dội, lan rộng hơn 150 ha. Những cán bộ quản lý, bảo vệ rừng cho rằng đây là rừng đã khai thác, cháy rừng tái sinh và cỏ dại.

Ông Nguyễn Xuân Hồng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, đến rạng sáng hôm qua 3/5, các đám cháy mới được khống chế, dập tắt sau gần 3 ngày vật lộn với giặc lửa. Thống kê ban đầu cho thấy, ít nhất có khoảng 55ha rừng tràm bị lửa thiêu rụi hoàn toàn, gồm cả rừng của Cty Lâm nghiệp U Minh Hạ và rừng do người dân nhận khoán.  

Đám cháy đang bùng phát, chưa có dấu hiệu dừng lại

Được biết, từ đầu mùa khô 2010 đến nay, trên lâm phận U Minh Hạ đã xảy ra 14 vụ cháy rừng chủ yếu do “ăn ong” và đốt đồng gây ra, nhiều đám cháy sau khi được dập tắt 1-2 ngày lại bùng phát trở lại. Trước đó ngày 18/3, một khu vực rừng tràm thuộc rừng U Minh hạ nằm trên địa bàn xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện U Minh cũng từng bốc cháy.

Đám cháy nhanh chóng được lực lượng chữa cháy khu vực rừng tràm U Minh, người dân địa phương hết sức vất vả mới dập tắt được. Tuy nhiên, hơn 2.000m2 rừng tràm 5 năm tuổi đã bị thiêu rụi. Nguyên nhân vụ cháy được xác định là do lửa đốt đồng lan sang rừng tràm của một hộ dân ở xã Khánh Bình Tây Bắc. 

Theo ông Hồng, giai đoạn giao mùa thường là thời điểm nguy hiểm nhất trong năm đối với công tác chữa cháy, bảo bệ rừng. Đặc biệt hiện nay nguồn nước chữa cháy đã cạn, phần lớn thảm thực vật đều bị khô hanh nên bén lửa rất nhanh. Nhất là sau 1- 2 trận mưa sớm, lớp phèn đóng trên tầng than bùn bị rửa trôi sẽ là điều kiện tốt để lửa cháy âm ỉ bên dưới và bùng phát trở lại khi có gió to. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến cháy lớn và liên tục nhiều ngày qua ở rừng tràm U Minh hạ.

Còn tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp), theo thống kê sơ bộ ban đầu tại khu A1 cháy rừng đã thiêu trụi trên 200 ha đồng cỏ và hơn 50 ha tràm. Còn tại khu A2 cơ quan chức năng đang thống kê thiệt hại. Tuy xảy ra cháy lớn ở 2 khu A1 và A2 nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đáng kể đến đàn sếu khoảng 85 con đang bay về trú ngụ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim!

Xem thêm
Thường vụ Quốc hội đồng ý khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề nghị về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cò đã trắng trên miền cát mặn

Một bầy cò trắng tranh nhau dầm những đôi chân khẳng khiu trong hồ nước hiếm hoi giữa miền cát trắng. Nghe tiếng động, chúng nháo nhác bay lên, sải những đôi cánh trắng muốt...