| Hotline: 0983.970.780

Chế biến cà phê sạch, nâng giá trị sản phẩm

Thứ Ba 27/10/2020 , 07:05 (GMT+7)

Lâm Đồng là địa phương có diện tích cà phê lớn thứ 2 ở khu vực Tây Nguyên.

Trong bối cảnh giá cà phê vối nhân xô ở mức thấp như hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng nông sản càng được chú trọng. Và, một trong những giải pháp để thực hiện mục tiêu nói trên đã và đang được tỉnh Lâm Đồng ưu tiên phát triển, đó là đẩy mạnh sơ chế, chế biến cà phê sạch.

Niên vụ 2020-2021, tỉnh Lâm Đồng có trên 170.000 ha cà phê. Hiện, năng suất bình quân đạt trên 31 tạ/ha, sản lượng gần 520.000 tấn. Trong số đó, nhiều diện tích cà phê được ghép cải tạo đúng quy trình, kỹ thuật thâm canh đảm bảo…, năng suất và chất lượng hết sức khả quan.

Với một lượng cà phê được sản xuất ra hàng năm tương đối lớn như thế, một trong những vấn đề đã được ngành nông nghiệp chú trọng từ nhiều năm gần đây, đó là đẩy mạnh hoạt động sơ chế, chế biến cà phê sạch.

Đây được xem là giải pháp nâng cao giá trị hạt cà phê Lâm Đồng trên thị trường, nên nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong tỉnh đã tham gia vào lĩnh vực này tương đối mạnh mẽ.

Theo đó, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 33 doanh nghiệp hoạt động chế biến cà phê và trên 250 cơ sở sơ chế nhỏ lẻ quy mô hộ cá thể với tổng công suất chế biến khoảng 300.000 - 320.000 tấn nhân (chiếm khoảng 60-70% tổng sản lượng cà phê toàn tỉnh).

Một xưởng chế biến cà phê sạch ở Lâm Đồng.

Một xưởng chế biến cà phê sạch ở Lâm Đồng.

Ông Đoàn Mạnh Trình, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu cà phê Tám Trình (xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà) cho biết, doanh nghiệp hiện có khoảng 2.300 m2 nhà xưởng, với năng lực chế biến khoảng 12 tấn cà phê/giờ. Cơ sở hạ tầng được đầu tư đảm bảo đã giúp doanh nghiệp tăng cường phát triển sản xuất - kinh doanh cà phê sạch, cà phê cao cấp cung ứng cho thị trường.

Đầu ra ổn định, ngoài diện tích cà phê của riêng mình, Công ty Tám Trình còn liên kết với trên 400 nông hộ địa phương xây dựng chuỗi liên kết sản xuất cà phê sạch. Hiệu quả thực tế mang lại khả quan đã giúp các hộ nông dân liên kết yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất.

Để hoạt động sơ chế, chế biến cà phê ngày càng phát triển, ngành nông nghiệp Lâm Đồng đã có nhiều giải pháp hướng về cơ sở, nhằm giúp các doanh nghiệp và bà con nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ổn định chất lượng và sản lượng nông sản cung cấp cho các nhà máy thu mua - chế biến cà phê.

Thông qua đó, nhiều hình thức liên kết sản xuất, bao tiêu cà phê được hình thành. Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 20 chuỗi liên kết sản xuất cà phê, với gần 9.200 hộ tham gia, diện tích trong chuỗi là trên 18.960 ha.

Thực tế cho thấy, với mặt hàng cà phê, sau khi được rang xay, chế biến, giá trị 1 kg cà phê tăng gấp từ 3 đến 6 lần. Hiệu quả khả quan như thế nên ngành nông nghiệp Lâm Đồng đang tiếp tập trung triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh hoạt động chế biến nông sản nói chung, chế biến cà phê nói riêng. Đây chính là cơ sở để nâng cao giá trị hạt cà phê Lâm Đồng trên thị trường trong và ngoài nước.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Hội thảo quốc tế: Để trường học thành điểm chạm hạnh phúc

Hội thảo Hạnh phúc trong Giáo dục 2024 mang đến giải pháp xây dựng môi trường học tập hạnh phúc, kết nối và thúc đẩy giáo dục toàn diện tại Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ TN-MT đề xuất công khai tên người bỏ cọc trúng giá đất

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đề xuất công khai tên các trường hợp trúng đấu giá nhưng bỏ cọc.