| Hotline: 0983.970.780

Chế phẩm phân bón lá giúp tăng hiệu suất sử dụng lên 95%

Thứ Năm 13/08/2020 , 09:50 (GMT+7)

Trong vụ mía 2020 - 2021, TTC Sugar cùng với SRDC đẩy mạnh việc sử dụng bổ sung các chế phẩm phân bón lá cho cây mía trên các vùng nguyên liệu của Công ty.

Trong canh tác cây mía, phân bón lá đang chứng tỏ là một kĩ thuật hiện đại và có nhiều ưu điểm so với phương pháp bón phân truyền thống trực tiếp vào đất. Phương pháp bón phân qua lá giúp tiết kiệm phân bón và bảo vệ môi trường nhờ hạn chế thất thoát lãng phí chất dinh dưỡng.

Trong vụ mía 2020 - 2021, Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC Sugar) cùng với Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Ứng dụng Mía đường Thành Thành Công (SRDC) đã có nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh việc sử dụng bổ sung các chế phẩm phân bón lá cho cây mía trên các vùng nguyên liệu của Công ty.

Bước tiến mới trong kĩ thuật canh tác cây mía

Theo tập quán canh tác truyền thống, bà con nông dân chỉ đơn thuần bón phân trực tiếp vào đất cho cây mía hấp thu qua rễ. Biện pháp này có ưu điểm là cung cấp cho cây mía hàm lượng lớn chất dinh dưỡng, đáp ứng đủ nhu cầu của cây, nhưng có hạn chế là tỷ lệ thất thoát cao, phân bón dễ bị đất hấp thu, rửa trôi, bay hơi hoặc cây trồng không sử dụng được.

Theo thông tin thực tế, hiệu suất sử dụng phân bón vào đất hiện nay mới chỉ đạt 40 - 45% với phân đạm, 25 - 30% với phân lân và khoảng 55 - 60% với phân kali. Tính trung bình, hiệu quả sử dụng của các loại phân bón ước tính chỉ khoảng 45 - 50%, tức hơn một nửa phân bón vào đất không được cây mía hấp thu. Thực tế này không chỉ gây lãng phí phân bón mà còn có nhiều hệ lụy đến chất lượng đất và môi trường.

Trong phương pháp bón phân qua lá, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng qua hệ thống khí khổng ở bề mặt lá. Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95%. Tỉ lệ này vượt trội so với bón phân qua đất. Sở dĩ như vậy là vì tổng diện tích bề mặt của lá rộng gấp 15 - 20 lần diện tích đất được che phủ bởi cành và lá, nghĩa là diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng của lá rộng hơn rất nhiều so với diện tích gốc của một cây. Qua khí khổng, các chất dinh dưỡng được dẫn đến các tế bào, mô cây để sử dụng hiệu quả hơn.

Bà con nông dân phun chế phẩm phân bón lá bằng máy cơ giới giúp tiết kiệm giờ công, nâng cao hiệu quả phun xịt.

Bà con nông dân phun chế phẩm phân bón lá bằng máy cơ giới giúp tiết kiệm giờ công, nâng cao hiệu quả phun xịt.

Vì vậy, trong những vụ mía gần đây, TTC Sugar và SRDC đã tiến hành nhiều khảo nghiệm liên tục để từng bước đưa các chế phẩm phân bón lá cho cây mía vào thực tế. Với những nỗ lực nghiên cứu không ngừng nghỉ, đội ngũ của SRDC đã cho ra đời bộ chế phẩm chuyên dùng cho cây mía bao gồm: Root Booster, Grow Booter, BiO-Team, CCS Booter và chất ức chế sinh trưởng giúp tăng chữ đường. Bộ chế phẩm được nghiên cứu phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây, cung cấp dinh dưỡng hiệu quả, tăng hệ vi sinh vật có lợi cho đất, nâng cao sức đề kháng cho cây mía.

Các kết quả khảo nghiệm cho thấy, mía phun xịt chế phẩm và chất ức chế sinh trưởng đã giúp tăng thêm chữ đường từ 0.5 - 1.12 CSS so với đối chứng không phun xịt. Một kết quả khả quan khác là cây mía chín sớm và đều giúp việc thu hoạch mía của bà con chủ động hơn.

Hỗ trợ bà con nông dân đẩy mạnh kĩ thuật phân bón lá và cơ giới hóa vào canh tác

Vào cao điểm khô hạn đầu năm 2020, một số ruộng mía tơ Đông Xuân bị trắng lá và có hiện tượng bị héo ngọn do thiếu nước. Tại trạm nông vụ TTC số 5 thuộc xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, anh Trần Văn Hiểu đã mạnh dạn tiên phong sử dụng chế phẩm Root Booter cho mía. Hai tuần sau khi phun chế phẩm, ruộng mía của anh Hiểu được phục hồi, tỉ lệ trắng lá giảm, cây mía không còn hiện tượng héo do hạn và xanh tốt trở lại. Kết quả này đã thuyết phục các hộ nông dân khác tại nông trạm sử dụng chế phẩm phun cho mía và đem lại kết quả tốt.

Kĩ thuật phân bón lá đòi hỏi các thiết bị phun cơ giới, hạ tầng giao thông cũng như quy mô diện tích đồng ruộng đủ rộng để triển khai. Do đó, bà con nên kết hợp phân bón lá và phân bón đất để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

Nhằm phục vụ người nông dân thuận tiện hơn trong phun xịt chế phẩm ở vùng nguyên liệu Tây Ninh, TTC Sugar đã hợp tác cùng Công ty Cổ phần INAMCO đưa máy phun tầm xa cho cây mía. Các máy phun tầm xa này có bán kính hoạt động lên đến 120 - 150 m, lưu lượng nước trên 300 lít/phút. Nên với thời gian chưa đầy 15 phút, máy có thể phun bao phủ một diện tích khoảng 10 - 12 ha trong điều kiện thuận gió. Đến nay, các máy phun đã thực hiện phun chế phẩm cho trên 1.000 ha mía tại vùng nguyên liệu Tây Ninh với chi phí rất thấp so với các thiết bị phun khác. Đây là một bước đi đột phá trong cơ giới hóa canh tác cây mía, góp phần thay đổi nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại hóa.

Máy phun cao áp chế phẩm CCS Booter tại vùng nguyên liệu Tây Ninh có chi phí phun thấp so với các thiết bị khác, tốc độ phun lên tới 50 ha/giờ.

Máy phun cao áp chế phẩm CCS Booter tại vùng nguyên liệu Tây Ninh có chi phí phun thấp so với các thiết bị khác, tốc độ phun lên tới 50 ha/giờ.

Song song đó, TTC Sugar đã hỗ trợ tiền chế phẩm trị giá hơn 3 tỉ đồng cho gần 4.500 ha diện tích trồng mía ở Tây Ninh, Gia Lai, Ninh Hòa nhằm khuyến khích bà con nông dân đổi mới và tiếp cận kĩ thuật canh tác hiện đại này. Hi vọng trong thời gian tới, cùng với những hoạt động khuyến nông, hỗ trợ kĩ thuật và đồng hành của TTC Sugar, bà con nông dân có thể mạnh dạn áp dụng những kĩ thuật tiên tiến trong canh tác cây mía và từng bước “Đồng hành cùng TTC Sugar Nâng tầm mía Việt”.

“Đồng hành cùng TTC Sugar Nâng tầm mía Việt” là chiến dịch được TTC Sugar phát động và triển khai từ tháng 6 vừa qua tại Vùng nguyên liệu Tây Ninh, Gia Lai, Phan Rang, Ninh Hòa. Chiến dịch với rất nhiều hoạt động đa dạng, phong phú và diễn ra liên tục đã thu hút hơn 1.000 bà con nông dân tham gia xuyên suốt. Chương trình sẽ tiếp tục từ nay cho đến tháng 10/2020.

Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.

Bình luận mới nhất