| Hotline: 0983.970.780

Chè shan tuyết Suối Giàng nhận văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Thứ Bảy 26/11/2022 , 18:59 (GMT+7)

YÊN BÁI Sáng 26/11 tại xã Suối Giàng, UBND huyện Văn Chấn tổ chức Lễ đón nhận văn bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý 'Chè shan tuyết Suối Giàng Văn Chấn'…    

Ông Đinh Hữu Phí (trái), Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ trao giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý 'Chè shan tuyết Suối Giàng', cam Văn Chấn và nhãn hiệu tập thể 'Mật ong Văn Chấn' cho huyện Văn Chấn. Ảnh: Tuấn Anh.

Ông Đinh Hữu Phí (trái), Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ trao giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý "Chè shan tuyết Suối Giàng", cam Văn Chấn và nhãn hiệu tập thể "Mật ong Văn Chấn" cho huyện Văn Chấn. Ảnh: Tuấn Anh.

Quần thể cây chè shan tuyết cổ thụ xã Suối Giàng mọc trên các dãy núi có độ cao từ 1.300 – 1.800m so với mặt nước biển, quanh năm được bao bọc bởi mây mù. Chè shan tuyết cổ thụ xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam.

Tại Lễ đón nhận, ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) cho biết: Nhãn hiệu chè shan tuyết Suối Giàng được cấp giấy chứng nhận theo Quyết định số 5346 Đ-SHTT, ngày 4/11/2022 gồm các xã: Nậm Búng, Gia Hội, Nậm Mười, Sùng Đô, Suối Quyền, Suối Giàng, Suối Bu thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Xã Suối Giàng có hơn 500ha chè shan tuyết kinh doanh, sản lượng hằng năm đạt 600 tấn chè búp tươi; có 400 cây chè di sản, có độ tuổi từ 100 đến 350 tuổi. Cây chè có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh và đem lại hiệu quả cao trong xóa đói giảm nghèo, phát triển du lịch cộng đồng.

Một số sản phẩm khác cũng được Cục Sở hữu trí tuệ nghệ cấp văn bằng bảo hộ địa lý như: Quyết định số 5345/QĐ-SHTT ngày 4/11/2022 cho nhãn hiệu cam Văn Chấn; Quyết định số 88330/QĐ-SHTT ngày 17/11/2021 cho sản phẩm nhãn hiệu tập thể “Mật ong Văn Chấn”.

Diện tích cam huyện Văn Chấn có hơn 2.000ha, sản lượng đạt khoảng 10.000 tấn/năm, đem lại thu nhập gần 200 tỷ đồng; sản lượng mật ong khoảng 100 tấn/năm.

Cam và mật ong Văn Chấn trưng bày tại buổi Lễ. Ảnh: Tuấn Anh.

Cam và mật ong Văn Chấn trưng bày tại buổi Lễ. Ảnh: Tuấn Anh.

Việc đón nhận văn bằng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm "Cam Văn Chấn", “Chè shan tuyết Suối Giàng Văn Chấn” và Nhãn hiệu tập thể “Mật ong Văn Chấn” nhằm quản lý tốt hơn chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Đây là tiền đề rất quan trọng để sản phẩm chè Suối Giàng, cam và mật ong Văn Chấn tiếp tục khẳng định vị thế, giá trị của mình, đáp ứng lòng mong đợi, sự kỳ vọng của các hộ dân. Đây là hành động thiết thực thể hiện sự đổi mới về tư duy, cách nghĩ, cách làm trong trồng, chăm sóc chè, cam và nuôi ong lấy mật với mục tiêu sản xuất ra những sản phẩm sạch, hữu cơ, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Văn Chấn nói riêng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.