| Hotline: 0983.970.780

Bảo tồn, nhân rộng diện tích chè di sản ở Hà Giang

Thứ Sáu 07/10/2022 , 11:15 (GMT+7)

Hà Giang có hơn 1.600 cây chè shan tuyết được công nhận là cây chè di sản. Cùng với việc khai thác, việc bảo tồn cây chè di sản là hết sức quan trọng.

Hà Giang hiện có hơn 20.300ha chè và là địa phương có diện tích chè đứng thứ 3 cả nước. Chè Hà Giang chủ yếu là giống chè shan tuyết với diện tích hơn 18.600ha. Năm 2018, chè shan tuyết Hà Giang được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chỉ dẫn địa lý cho diện tích thuộc 44 xã tại các huyện, thành phố, gồm: Bắc Quang (4 xã), Quang Bình (8 xã), Vị Xuyên (8 xã), Hoàng Su Phì (11 xã), Xín Mần (11 xã) và Thành phố Hà Giang (2 xã).

z3758819603766_42dc69dae3049e62905d256b2c78e78a

Việc bảo tồn gắn với nâng tầm thương hiệu giúp nâng cao giá trị cho cây chè di sản ở Hà Giang. Ảnh: Đào Thanh.

Gắn liền với việc khai thác, nâng cao giá trị kinh tế và nâng tầm thương hiệu, Hà Giang cũng chú trọng bảo tồn cây chè di sản. Tỉnh Hà Giang có vùng chè 1.629 cây đã được công nhận là cây di sản, trong đó riêng năm 2022 có 1.324 cây được công nhận. Hà Giang cũng là tỉnh có số lượng cây chè shan tuyết cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam nhiều nhất cả nước.

Ông Giang Đức Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Giang cho biết, nhằm bảo tồn nguồn gen quý của chè shan tuyết Hà Giang, năm 2020, Sở NN-PTNT Hã Giang đã tổ chức công nhận được 100 cây chè shan tuyết đầu dòng tại 5 huyện là Hoàng Su Phì (38 cây), Xín Mần (19 cây), Vị Xuyên (31 cây), Bắc Quang (08 cây) và Quang Bình (4 cây). Việc công nhận này nhằm bảo vệ, lai tạo, nhân rộng những cây chè di sản cổ thụ quý hiếm.

HTX Chế biến chè Phìn Hồ, xã Thông Nguyên (huyện Hoàng Su Phì) thành lập từ năm 2008. Đây cũng là một trong những tổ chức có diện tích chè di sản lớn nhất tỉnh Hà Giang. Ban đầu, HTX chủ yếu chế biến chè tươi thành chè xanh theo phương pháp truyền thống, mỗi năm sản xuất được khoảng 5 tấn chè khô.

Năm 2017, nhờ có sự hỗ trợ của hương trình giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa tỉnh Hà Giang, cộng với nguồn vốn tự có, HTX đầu tư hơn 5 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng và đổi mới toàn bộ dây chuyền sản xuất, nâng công suất chế biến lên 15 tấn chè búp tươi/ngày. 

z3770048638566_3d62da63e61b153520d2e2ae2912e0fb

Hà Giang là địa phương có diện tích cây chè di sản lớn nhất cả nước. Ảnh: Đào Thanh.

Ông Lý Mùi Mương, Phó Giám đốc HTX Chế biến chè Phìn Hồ cho biết, việc bảo tồn và phát huy giá trị những cây chè di sản là rất cần thiết, vừa có ý nghĩa lưu truyền giống chè quý của địa phương, vừa có ý nghĩa cho việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu của chè shan tuyết Hà Giang trong cả nước và thế giới.

Hiện nay, HTX đã xây dựng được vùng nguyên liệu hơn 300ha chè, đã được cấp Giấy chứng nhận sản xuất hữu cơ tiêu chuẩn châu Âu. Đây là điều kiện quan trọng để HTX bảo đảm nguồn nguyên liệu sản xuất chè sạch. Bên cạnh đó, HTX quan tâm đến công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm, thường xuyên đưa sản phẩm tham gia các hội chợ thương mại chè trong nước, quốc tế, tìm kiếm đối tác xuất khẩu...

Tuy nhiên trên thực tế, việc khai thác, bảo tồn cây chè di sản ở Hà Giang cũng gặp những khó khăn nhất định. Bởi hiện nay diện tích chè được thâm canh còn thấp, chỉ đạt 18,6% so với tổng diện tích; nhiều diện tích không đảm bảo mật độ; diện tích chè trồng bằng hạt chiếm 98,7%, dẫn đến năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không đồng đều, thiếu nguồn nguyên liệu ổn định.

Hệ thống cung cấp giống mới và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chè còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa phát huy được hết tiềm năng sản xuất chè. Tổ chức sản xuất chè vẫn chủ yếu các hộ nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp, thiếu hệ thống dịch vụ kỹ thuật, thương mại; chưa tạo ra và gắn kết các chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ chè, hiệu quả sản xuất chưa tương xứng tiềm năng.

Các tiến bộ khoa học công nghệ về giống, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và cân bằng dinh dưỡng, đặc biệt là kiểm soát dịch dịch hại cho cây chè theo phương pháp hữu cơ chưa nhiều.

Hiện nay, toàn tỉnh Hà Giang có trên 700 cơ sở chế biến chè các loại với tổng công suất chế biến khoảng 280 tấn chè búp tươi/ngày. Đã có 25 công ty, HTX chế biến chè áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO – HACCP, trong đó chứng nhận HACCP cho 19 cơ sở, chứng nhận ISO cho 6 cơ sở.

Xem thêm
Nuôi gà đồi sinh học bán theo con giá nửa triệu đồng

QUẢNG BÌNH Cơ sở này nuôi gà thả đồi thời gian dài 7-8 tháng, thịt gà săn chắc, thơm ngon nên bán lẻ theo con 500.000 - 600.000 đồng/con.

15 năm phát triển chương trình đào tạo ngành thú y theo chuẩn quốc tế

TPHCM Chiều 12/4, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM tổ chức kỷ niệm 15 năm chương trình đào tạo tiên tiến ngành thú y - chương trình duy nhất đào tạo thú y bằng tiếng Anh.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Chuyện nước mắm, tương, nem chua... và vấn đề amin sinh học

Nhóm nghiên cứu amin sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam muốn giúp những sản phẩm lên men truyền thống của người Việt an toàn hơn, giá trị hơn, hướng tới xuất khẩu.

Quảng Ngãi bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững

Quảng Ngãi xác định phát triển nghề cá theo hướng giảm các ngành nghề tận diệt, tăng nghề thân thiện với môi trường để bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.

Đồng Tháp tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên từ Thái Lan

Đồng Tháp Việc chuyển giao và tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Vương quốc Thái Lan về Việt Nam là dấu mốc quan trọng nhằm bảo tồn sếu đầu đỏ.