| Hotline: 0983.970.780

Chỉ có 2 chuyên viên Bộ Công thương lo ngành cơ khí

Thứ Sáu 10/05/2019 , 08:46 (GMT+7)

Đó thông tin từ cuộc “Hội thảo ứng dụng công nghệ số trong chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp” được tổ chức vào ngày 9/5 tại Trường Đại học Nông lâm TPHCM.

Đồng chủ trì hội thảo có ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT và GS.TS Nguyễn Hay, Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TPHCM.

15-53-18_1
TS Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT phát biểu chỉ đạo hội thảo

PGS.TS Nguyễn Huy Bích, Trưởng khoa Cơ khí- công nghệ cho biết, tại ĐBSCL với 4 triệu ha lúa, khâu cơ giới hóa làm đất, bơm nước, gieo trồng (bán cơ giới), thu hoạch (máy gặt đập liên hợp) đã đạt từ 90-100%; riêng khâu chăm sóc phần lớn làm thủ công, khâu sấy và bảo quản sử dung máy móc còn thấp, sấy chỉ đạt 46% và bảo quản là 13-15%. Trong khi đó, máy nông nghiệp trong nước chỉ đáp ứng 30-40%, còn lại hơn 60% máy Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

“Về vấn đề cơ giới hóa đang rất yếu, nhất là vật liệu và công nghệ chế tạo. Đáng nói, máy gặt đập liên hiệp của Nhật Bản đang làm mưa, làm gió trong cả nước lại được kết cấu trên nguyên lý của Việt Nam”, TS Bích nói.  Theo ông, sở dĩ các nhà đầu tư không mặn SX máy nông nghiệp vì chi phí đầu tư nghiên cứu, khảo nghiệm, chuyển giao và SX máy cao. Thế nên, nhà nước cần có cơ chế chính sách nhằm đột phá trong vấn đề này.

Trong chế biến nông sản, riêng ngành hàng rau quả, hiện có trên 150 cơ sở chế biến rau quả qui mô công nghiệp với qui mô thiết kế trên 1 triệu tấn sản phẩm/năm, tuy nhiên sản lượng SX thực tế chỉ đạt phân nửa. Hiện phần lớn là các cơ sở chế biến qui mô nhỏ, hộ gia đình, trang thiết bị lạc hậu, chưa đáp ứng tiêu chuẩn XK. Tỷ lệ nguyên liệu đưa vào chế biến thấp chỉ khoảng 5-10%. Sản phẩm rau quả chủ yếu tiêu thụ dưới dạng tươi.

Ông Cao Văn Hóa, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang cho biết, tỉnh ông đang triển khai các vùng rau quả 4.0, tập trung cơ giới hóa trên rau và cây ăn quả bằng cách bón phân thông minh một lần, tưới nước bằng Smartphone. Đặc điểm của 4.0 là hạ giá thành, tăng giá trị sản phẩm và tăng lợi nhuận nên không tổ chức đầu tư nhỏ lẻ cho từng hộ mà tập trung chuyên canh theo kiểu liên kết SX ngang và dọc.

“Chúng tôi đang hình thành các tổ chức dịch vụ trong việc ứng dụng nông nghiệp cao và công nghệ 4.0 trên vùng các vùng chuyên canh cây ăn quả và cả cây lúa. Phương hướng của tỉnh, trong chế biến sắp tới phải ứng dụng công nghệ số nhằm gia tăng tối đa giá trị sản phẩm cây ăn quả”, ông Hóa nói.

Được biết, chính sách 1.000 tỷ đồng của Chính phủ cho nông nghiệp công nghệ cao hiện các DN rất khó tiếp cận vì hồ sơ thủ tục giải ngân nhiêu khê, trong khi nhân sự phục vụ cho công nghệ số từ Trung ương đến địa phương hiện gần như quá mỏng, thậm chí có nơi bằng không. Ngay cả Bộ Công thương hiện cũng chỉ có 2 chuyên viên theo dõi về ngành cơ khí..

“Tới đây, sẽ có 1 hội thảo tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Hà Nội) nhằm tiếp tục làm rõ các vấn đề sau: Một là, xác định thực trạng ngành cơ khí nông nghiệp và công nghệ chế biến nông sản nước ta đang đứng ở đâu? Hai là, lộ trình chuyển dần cơ giới hóa và chế biến từ SX ra đến bàn ăn như thế nào? Ba là, có chính sách đột phá để khuyến khích các nhà đầu tư vào hệ thống dữ liệu (big data), công nghệ và đào tạo trong xu thế cách mạng số 4.0. Bốn là, xác định nguồn lực đầu tư, trong đó phải xác định vai trò của DN và vốn tín dụng” - (TS Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT).

 

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Ô tô kinh doanh chở trẻ mầm non, học sinh phải sơn vàng đậm

Bắt đầu từ 1/1/2025, Nghị định 151/2024/NĐ-CP bắt buộc thi hành điều này đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.