| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu theo chuỗi cho bưởi đặc sản Hà Nội

Thứ Ba 10/12/2024 , 03:49 (GMT+7)

Cũng giống như việc xây nhà, việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho quả bưởi đặc sản Hà Nội phải bắt đầu từ nền móng vững chắc: tiêu chuẩn hóa chất lượng.

Nền móng vững chắc

Nhìn những vườn bưởi rộng bao la, dịp cuối năm treo quả vàng rực như những cái đèn lồng trên cây của xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội ít ai ngờ hơn 20 năm trước nơi đây hầu hết là đồi núi trọc trồng sắn, trồng màu, hiệu quả kinh tế kém.

Ông Nguyễn Chiến Thắng -Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến kể, khi có dự án chuyển đổi đất đồi gò của Sở NN-PTNT mới đầu chỉ trồng được 50 ha bưởi. Quãng năm 2011-2015 bà con để cây ra hoa, thụ phấn tự nhiên nên vụ được, vụ mất.

Để khắc phục hiện tượng này, năm 2016, Trung tâm Phát triển Nông nghiệp Hà Nội tập huấn cho bà con kỹ thuật thụ phấn bổ sung cùng với kỹ thuật trồng xen nhiều loại bưởi khác loại để giúp cho đối tượng chính bưởi Diễn thụ phấn chéo ra sai quả hơn. Khi năng suất đã ổn định lại đến công đoạn cải thiện chất lượng quả. Mô hình thâm canh bưởi Diễn theo chuẩn VietGAP rồi hữu cơ đã giúp cho không chỉ mã quả đẹp hơn mà còn ngon ngọt hơn.

Nam Phương Tiến chỉ là một trong những xã được hưởng lợi từ chương trình phát triển bưởi đặc sản của Hà Nội. Từ năm 2021-2024 Trung tâm Phát triển Nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức hỗ trợ thâm canh bưởi hữu cơ trên quy mô 23 ha với 206 lượt hộ tham gia tại các xã Trần Phú - huyện Chương Mỹ; Yên Sở, Cát Quế - huyện Hoài Đức; Sài Sơn - huyện Quốc Oai; Vân Hà - huyện Phúc Thọ; Thượng Mỗ - huyện Đan Phượng; Phú Cường - huyện Sóc Sơn, đạt 156% kế hoạch.

Đơn vị đã phối hợp với cơ quan chứng nhận phân tích 40 mẫu đất, 40 mẫu nước, 40 mẫu quả tại các điểm trồng bưởi hữu cơ. 100% đều không thấy hàm lượng kim loại nặng, vi sinh vật gây hại hay dư lượng thuốc BVTV vượt quá ngưỡng cho phép.

Cây bưởi giúp cho nhiều huyện ngoại thành Hà Nội phát triển kinh tế. Ảnh: Dương Đình Tường.

Cây bưởi giúp cho nhiều huyện ngoại thành Hà Nội phát triển kinh tế. Ảnh: Dương Đình Tường.

18 giấy chứng nhận đã được trao cho HTX NN hữu cơ xã Nam Phương Tiến - huyện Chương Mỹ,  HTX NN xã Yên Sở - huyện Hoài Đức, hộ sản xuất bưởi xã Cát Quế- Hoài Đức, hộ sản xuất bưởi xã Vân Hà - Phúc Thọ, Hội Nông dân xã Sài Sơn - huyện Quốc Oai, Hội Nông dân xã Thượng Mỗ - huyện Đan Phượng, HTX NN Phú Cường - huyện Sóc Sơn, Hội sản xuất bưởi Quế Dương xã Cát Quế - huyện Hoài Đức, Hội sản xuất bưởi xã Trần Phú - huyện Chương Mỹ. Với năng suất trung bình từ 35-38 tấn/ha, hiệu quả kinh tế của các mô hình thâm canh bưởi hữu cơ đạt từ 650 -750 triệu đồng/ha/năm, trong đó tiêu biểu như xã Yên Sở - huyện Hoài Đức, Thượng Mỗ - huyện Đan Phượng, Cát Quế - huyện Hoài Đức...đạt 1,1 tỷ đồng/ha/năm.

Trung tâm cũng triển khai hỗ trợ ứng dụng đồng bộ kỹ thuật, công nghệ cao thâm canh bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP quy mô 95,8 ha với 397 hộ tham gia, phối hợp đơn vị chứng nhận phân tích 42 mẫu đất, 42 mẫu nước, 42 mẫu quả. Cấp 22 giấy chứng nhận VietGAP cho các HTX/Hội Nông dân tham gia như: Hội Nông dân xã Sài Sơn - huyện Quốc Oai, HTX NN xã Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Hát Môn, Võng Xuyên, Phụng Thượng - huyện Phúc Thọ; HTX NN Ba Nhà, xã Yên Sơn, Hội Nông dân xã Sài Sơn - huyện Quốc Oai; HTX NN xã Bột Xuyên, HTX NN xã Đại Hưng - huyện Mỹ Đức; Hội Nông dân xã Tam Đồng - huyện Mê Linh; Hội Nông dân xã Yên Bài - huyện Ba Vì; HTX NN xã Trần Phú - huyện Chương Mỹ; Hội Nông dân xã Thượng Mỗ - huyện Đan Phượng; HTX NN Hữu Văn - huyện Chương Mỹ.

Hướng dẫn cán bộ HTX, nông dân tham gia ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như: thụ phấn bổ sung, bón phân hữu cơ vi sinh, đốn tỉa tạo tán, cắt tỉa chùm hoa, tỉa quả, sử dụng túi bao quả bưởi, sử dụng thuốc BVTV nguồn gốc sinh học, ủ phân bón hữu cơ, bón phân cân đối, thu hoạch đúng độ chín để nâng cao chất lượng và mẫu mã quả; Hỗ trợ lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt trên quy mô 95,8 ha để thâm canh bưởi giúp tăng năng suất tăng 16%; đồng thời giảm được lượng nước, phân bón, nhân công chăm sóc 50 - 75%; hiệu quả kinh tế đạt trung bình 740 triệu đồng/ha/năm (tăng 16% so với sản xuất truyền thống).

Đưa khách đến tham quan, trải nghiệm vườn bưởi. Ảnh: Trung tâm Phát triển Nông nghiệp Hà Nội.

Đưa khách đến tham quan, trải nghiệm vườn bưởi. Ảnh: Trung tâm Phát triển Nông nghiệp Hà Nội.

Bền vững lâu dài

Để nâng chất lượng quả bưởi đặc sản Hà Nội lên một tầm cao mới, hướng tới mục tiêu xuất khẩu, Trung tâm đã tổ chức hỗ trợ ứng dụng đồng bộ kỹ thuật, công nghệ cao thâm canh theo tiêu chuẩn GlobalGAP trên quy mô 7,5 ha với 27 hộ tham gia.

Trung tâm đã phối hợp với đơn vị chứng nhận phân tích 6 mẫu đất, 6 mẫu nước, 6 mẫu quả và cấp 2 giấy chứng nhận GlobalGAP cho HTX NN Yên Sở - huyện Hoài Đức; HTX NN Kim Bài - huyện Thanh Oai. Đã hướng dẫn cho cán bộ HTX, nông dân tham gia ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật giúp năng suất bưởi tại các điểm đạt trung bình 35-40 tấn/ha/năm, hiệu quả kinh tế đạt trung bình 650-800 triệu đồng/ha/năm (tăng 16% so với sản xuất truyền thống).

Trong 3 năm 2021-2023, Hà Nội đã triển khai cấp được 3 mã vùng trồng bưởi bằng hệ thống tiêu chuẩn OTAS phục vụ nội tiêu và xuất khẩu trên quy mô 36,3 ha tại 3 điểm: HTX NN hữu cơ xã Nam Phương Tiến - huyện Chương Mỹ; HTX NN xã Yên Sở - huyện Hoài Đức; HTX bưởi Quế Dương xã Cát Quế - huyện Hoài Đức.

Trung tâm Phát triển Nông nghiệp Hà Nội đã hỗ trợ xây dựng 2 nhãn hiệu, trong đó 1 nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý La Tinh Hoài Đức cho sản phẩm bưởi đường huyện Hoài Đức, 1 nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm bưởi chua đầu tôm Sài Sơn. Ngoài ra đơn vị đã duy trì các nhãn hiệu tập thể đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp như bưởi Chương Mỹ, bưởi Tam Vân, bưởi Thồ, bưởi sạch Sóc Sơn, bưởi chua đầu tôm Sài Sơn, bưởi Diễn Nam Phương Tiến.

Thử nếm bưởi ngay tại vườn. Ảnh: Trung tâm Phát triển Nông nghiệp Hà Nội.

Thử nếm bưởi ngay tại vườn. Ảnh: Trung tâm Phát triển Nông nghiệp Hà Nội.

Với mục tiêu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bưởi của các địa phương, Trung tâm đã tuyên truyền để đến nay hình thành và phát triển được 7 chuỗi liên kết sản xuất- tiêu thụ có hiệu quả như: chuỗi sản xuất và kinh doanh bưởi an toàn Quế Dương tại Cát Quế - Hoài Đức; chuỗi sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn của HTX NN hữu cơ Nam Phương Tiến; chuỗi sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn của HTX DVNN Yên Sở; chuỗi sản xuất và tiêu thụ bưởi xã Vân Hà - huyện Phúc Thọ; chuỗi sản xuất và tiêu thụ bưởi đỏ Tráng Việt - huyện Mê Linh; chuỗi sản xuất và tiêu thụ bưởi Thượng Mỗ - huyện Đan Phượng; chuỗi sản suất và tiêu thụ bưởi sạch - huyện Sóc Sơn...

Ông Nguyễn Như Hảo - Giám đốc HTX sản xuất bưởi an toàn Quế Dương cho biết hiện trên địa bàn xã Cát Quế, huyện Hoài Đức có 15 ha bưởi Quế Dương, trung bình mỗi năm cho thu hoạch 150 - 200 tấn quả, nhiều gia đình chưa đến mùa thu hái mà thương lái đã đến tận vườn đặt mua buôn.

Khác với bưởi Diễn là giống ngoại lai, bưởi Quế Dương là giống bản địa ở đây, có khả năng chống chịu úng và sâu bệnh tốt, hơn thế quả chín khi hái xuống có thể để được rất lâu mà ít bị thối, không bị khô trong điều kiện bảo quản thông thường. Thêm vào đó nhờ canh tác an toàn nên bưởi Quế Dương có chất lượng thơm ngon khác biệt, giá bán cao, cho thu nhập 40-50 triệu đồng/sào, tương đương hơn 1 tỷ đồng/ha. Năm 2020 đặc sản này đã được thành phố Hà Nội công nhận đạt OCOP 4 sao.

Xem thêm
Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là 500.000 đồng

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất kể từ ngày 1/7, mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500.000 đồng cho người từ đủ 75 tuổi trở lên không có lương hưu.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...