| Hotline: 0983.970.780

Chỉ số giá lương thực thế giới tăng vọt, cán mốc lịch sử

Thứ Sáu 08/04/2022 , 20:47 (GMT+7)

Cuộc xung đột quân sự tại Ukraine là nguyên nhân chính làm tăng giá lương thực thế giới trong tháng Ba, đặc biệt là đối với lúa mì, ngô và dầu thực vật.

Tình hình xung đột tại Ukraine là nguyên nhân chính tác động đến giá lương thực thế giới tăng mạnh trong tháng Ba. Ảnh: Reuters

Tình hình xung đột tại Ukraine là nguyên nhân chính tác động đến giá lương thực thế giới tăng mạnh trong tháng Ba. Ảnh: Reuters

Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO) hôm nay công bố chỉ số giá lương thực- thực phẩm thế giới đã có một bước nhảy vọt đáng kể trong tháng 3, để cán mốc cao nhất từ ​​trước đến nay. Nguyên nhân được cho là tình hình chiến sự ở khu vực Biển Đen đã làm lan truyền những cú sốc thông qua các thị trường như lúa mì và ngô cùng với dầu thực vật.

Cụ thể là chỉ số giá lương thực của FAO đạt trung bình 159,3 điểm trong tháng 3, tăng 12,6% so với tháng 2 và cao hơn 33,6% so với tháng 3 năm 2021- chính thức ghi nhận mức cao nhất kể từ khi phương pháp tính toán này ra đời vào năm 1990.

Theo đó, chỉ số giá ngũ cốc của FAO trong tháng 3 cao hơn 17,1% so với tháng 2 do giá lúa mì và tất cả các loại ngũ cốc thô đều tăng mạnh do hậu quả từ cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Trước khi nổ ra chiến sự vào ngày 24/2, Nga và Ukraine lần lượt chiếm khoảng 30% và 20% lượng xuất khẩu ngô và lúa mì toàn cầu trong ba năm vừa qua.

Công cụ theo dõi cho thấy, giá lúa mì thế giới tăng 19,7% trong tháng Ba, đã làm trầm trọng thêm những lo ngại về điều kiện sản xuất nông nghiệp ở Mỹ. Trong khi đó, giá ngô cũng tăng 19,1% so với tháng trước, đạt mức cao kỷ lục cùng với giá lúa mạch và lúa miến.

Chỉ số giá dầu thực vật của FAO thậm chí đã tăng 23,2% do giá dầu hạt hướng dương tăng mạnh, trong đó Ukraine là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Còn giá dầu cọ, đậu nành và hạt cải dầu cũng tăng đáng kể do tác động dây chuyền từ giá dầu hướng dương và giá dầu thô tăng. Tình hình còn gây ra những lo ngại về khả năng sụt giảm xuất khẩu của các nước sản xuất ở khu vực Nam Mỹ.

Chỉ số giá đường tháng 3 cũng tăng 6,7% so với tháng 2. Giá dầu thô tăng cao được cho là một yếu tố thúc đẩy, cùng với đồng real của Brazil tăng giá, trong khi triển vọng sản xuất thuận lợi ở Ấn Độ đã ngăn chặn mức tăng giá hàng tháng cao hơn.

Chỉ số giá thịt của FAO đã tăng 4,8% trong tháng 3, đạt mức cao nhất mọi thời đại, dẫn đầu là do giá thịt lợn tăng liên quan đến tình trạng khan hiếm lợn giết mổ ở Tây Âu. Trong khi đó, giá thịt gia cầm thế giới vẫn ổn định khi nguồn cung giảm từ các nước xuất khẩu hàng đầu sau khi dịch cúm gia cầm bùng phát.

Chỉ số giá sữa của FAO tăng 2,6% và cao hơn 23,6% so với tháng 3 năm ngoái, do giá bơ và bột sữa đều tăng mạnh trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu tăng đột biến đối với các hợp đồng giao dịch gần và dài hạn, đặc biệt là từ các thị trường châu Á.

Về triển vọng thị trường ngũ cốc, FAO dự báo sản lượng lúa mì toàn cầu năm 2022 vẫn đạt 784 triệu tấn, tăng 1,1% so với năm 2021, bất chấp có khoảng ít nhất 20% diện tích lúa mì vụ đông của Ukraine có thể không được thu hoạch do ảnh hưởng của chiến sự.

Trong khi đó dự báo ở Nga về điều kiện thời tiết tiếp tục thuận lợi cho sản xuất, cũng như xu hướng sản xuất tiềm năng ở Trung Quốc, liên minh châu Âu, Ấn Độ, Bắc Mỹ và các nơi khác, bao gồm cả ở Argentina, Brazil và Nam Phi.

Nhu cầu sử dụng ngũ cốc toàn cầu trong năm 2021/22 được dự báo là 2 tỷ 789 triệu tấn, bao gồm mức kỷ lục đối với gạo, tiếp đến là ​​đối với ngô và lúa mì.

Dự trữ ngũ cốc toàn cầu kết thúc vào năm 2022 cũng được FAO dự báo sẽ tăng 2,4%, phần lớn do lượng lúa mì và ngô tồn kho cao hơn ở Nga và Ukraine do xuất khẩu dự kiến ​​thấp hơn.

Tuy nhiên có nhiều tín hiệu cho thấy, liên minh châu Âu và Ấn Độ sẽ tăng xuất khẩu lúa mì, trong khi Argentina, Ấn Độ và Mỹ cũng xuất khẩu nhiều ngô hơn để bù đắp một phần cho sự mất mát xuất khẩu từ khu vực Biển Đen.

(FAO.org)

Xem thêm
Vùng nuôi ngao 500ha ven biển huyện Nghĩa Hưng đạt chuẩn quốc tế ASC

Nam Định Vùng nuôi ngao 500ha tại các xã ven biển của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) được chứng nhận áp dụng nuôi ngao bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế ASC.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Trung Quốc tiêu thụ 4 tỷ quả dừa mỗi năm và cơ hội cho dừa Việt

BẾN TRE Đại diện Vina T&T Group chia sẻ những thuận lợi, thách thức ngành hàng dừa Việt Nam đối mặt khi chinh phục thị trường tỷ dân Trung Quốc.

Tháp đôi Prime Thái Nguyên mừng tân gia, chào đón giáng sinh và năm mới 2025

Năm 2025 sắp gõ cửa, mang theo những hy vọng và ước mơ mới. Năm 2024, Tháp đôi Prime vui mừng chào đón những cư dân đầu tiên về sinh sống tại toà nhà.