| Hotline: 0983.970.780

Sự gián đoạn ngũ cốc ở Biển Đen là ‘không dễ thay thế’

Chủ Nhật 27/02/2022 , 21:43 (GMT+7)

Việc quân đội Nga tiến vào Ukraine từ ba hướng và vô số những suy đoán về ý định của Tổng thống Putin, thị trường ngũ cốc Biển Đen đang hứng chịu nhiều rủi ro.

Nhiều hoạt động giao dịch hàng hóa trong khu vực Biển Đen đã bị dừng lại sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine hôm 24/2 chưa có hồi kết. Ảnh: Getty

Nhiều hoạt động giao dịch hàng hóa trong khu vực Biển Đen đã bị dừng lại sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine hôm 24/2 chưa có hồi kết. Ảnh: Getty

Cuộc tấn công Ukraine hôm 24/2 của Nga đã khiến nhiều chuyên gia phân tích thị trường ngũ cốc thế giới cảnh giác cao độ về tương lai của ngành này. Theo đó hành động quân sự của Nga đã làm tăng rủi ro đối với cả lúa mì, ngô và đậu tương.

Ngay sau khi chiến sự nổ ra, thị trường ngũ cốc thế giới đã tăng cao hơn so với dự đoán về sự gián đoạn lớn trong hoạt động xuất các mặt hàng này từ Biển Đen, nơi cung cấp 1/3 sản lượng lúa mì và ngô của thế giới.

Cụ thể là cả ba thị trường tương lai lúa mì đều tăng mạnh vào đêm nổ ra chiến sự, trong đó tại sàn giao dịch hàng hóa Chicago và Kansas ghi nhận mức tốt nhất so với nhiều tháng trước khi ngô và đậu tương ghi nhận mức tăng giá đột biến.

Tuy nhiên bước vào phiên giao dịch ngày thứ Sáu, thời điểm quân đội Nga tiến vào thủ đô Ukraine và tiếp quản các thành phố cảng quan trọng, thị trường đã không thể giữ được đà tăng với dự báo sẽ có nhiều rủi ro lớn xảy ra. Ngay lập tức thị trường lúa mì ở Kansas và Chicago đã rớt xuống mức giới hạn là 75 cent/giạ (khoảng 30kg), trong khi tại Minneapolis đã giảm giới hạn tới 60 cent.

Theo các chuyên gia thị trường, với việc giới chức Nga cho biết sẵn sàng gặp gỡ các nhà lãnh đạo Ukraine sẽ càng làm tăng thêm tình trạng giảm phát, sau khi chứng kiến sự sụt giảm giá lớn nhất trong một ngày trong suốt hơn 5 năm do các nhà giao dịch đều quan ngại khi đối mặt với sự bất trắc chưa từng có.

Đánh giá về mức độ ảnh hưởng thị trường giá cả lúc này, không một ai có cái nhìn rõ ràng. “Tôi nghĩ sẽ an toàn khi nói rằng hầu hết hoạt động xuất khẩu sẽ dừng lại bởi vì ngay cả khi các cảng vẫn hoạt động thì các công ty bảo hiểm sẽ khó có thể đưa ra các chính sách về hàng hóa”, một nhà đầu tư chia sẻ.

Trước khi xảy ra đụng độ, hoạt động giao thương tại một số cảng của Ukraine đã ngừng hoạt động và nhiều nhà xuất khẩu của nước này đã cảnh báo về khả năng giao hàng bị trì hoãn.

Bản đồ mô tả diện tích vựa lúa mì khu vực biển Biển Đen: Màu vàng là từ 51 đến 250ha, màu nâu nhạt từ 501 đến 1.000ha và màu nâu sẫm trên 1.000ha; Mũi tên xanh da trời xuất đi châu Âu và màu xanh lá xuất đi Trung Đông- Bắc Phi. 

Bản đồ mô tả diện tích vựa lúa mì khu vực biển Biển Đen: Màu vàng là từ 51 đến 250ha, màu nâu nhạt từ 501 đến 1.000ha và màu nâu sẫm trên 1.000ha; Mũi tên xanh da trời xuất đi châu Âu và màu xanh lá xuất đi Trung Đông- Bắc Phi. 

Bunge- chuỗi cung ứng nông sản và thực phẩm toàn cầu đã đình chỉ mọi hoạt động ở Ukraine, để ưu tiên đảm bảo an toàn cho người lao động. Theo tập đoàn này, với việc các lệnh trừng phạt của phương Tây và NATO đối với Nga nhằm vào các khoản thanh toán quốc tế sẽ khiến cho họ hầu như không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh.

Cuối tuần này, Lebanon cho biết hai chuyến hàng lúa mì đang trên đường từ Ukraine về nước này đã bị hoãn lại và họ đang phải tìm kiếm nhà nhập khẩu khác để đáp ứng các đơn đặt hàng. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đã lệnh mua một số lô hàng ngô của Ukraine cũng chịu rủi ro tương tự, mặc dù đến lúc này họ không lên án Nga về cuộc tấn công, nhưng vô hình trung điều đó đã đặt họ vào một vị trí “vô tiền khoáng hậu” do việc giao hàng bị trì hoãn.

Giới chuyên gia cho rằng, sự gián đoạn xuất khẩu nông sản từ vành đai ngũ cốc Biển Đen sẽ không dễ dàng thay thế, bởi vụ thu hoạch mùa lúa mì tại khu vực này vừa trải qua một mùa đông khó khăn. Theo đó các nhà nhập khẩu sẽ cần phải tìm đến Biển Đen hoặc Argentina, nơi đã có vụ mùa kỷ lục vào vụ thu năm ngoái, nhưng hiện chỉ còn một lượng nhỏ có thể xuất khẩu.

Tại Mỹ, phần lớn sản lượng lúa mì trong năm ngoái đã được chuyển thẳng đến các trại chăn nuôi tổng hợp, vì vậy nguồn cung tương đối eo hẹp - và vụ mùa mới đang đối mặt những rủi ro hạn hán. Lúa mì vụ xuân hiện là một lựa chọn hạn chế do nguồn cung khan hiếm từ đợt hạn hán năm ngoái ở các bang phía bắc, trong khi ở Canada giá cao hơn còn châu Âu và Úc có thể cung cấp nhưng đều là những giống hạt mềm.

Dự báo giá lúa mì của Mỹ sẽ luôn đứng ở mức cao trong năm tiếp thị này. Sự biến động cộng với những áp lực mới trên thị trường thế giới có thể khiến giá cả sẽ tăng vọt.

Đối với ngành hàng ngô, các nước cung cấp ngô thay thế thậm chí còn tiềm ẩn nhiều bất ngờ hơn khi hiện cả bốn nhà xuất khẩu ngô lớn là Mỹ, Argentina, Brazil và Ukraine đều có những vấn đề khác nhau.

Thông thường, nếu xảy ra sự cố, các nhà nhập khẩu có thể chuyển sang Nam Mỹ trong vòng vài tháng, nhưng khu vực này vừa trải qua đợt hạn hán gay gắt trong các giai đoạn sản xuất ngô quan trọng khiến sản lượng sụt giảm so với mức trung bình và Argentina khó có thể trở thành một nhân tố quan trọng trong thị trường xuất khẩu ngô trong năm nay.

Còn tại Brazil nông dân cũng vừa mới xuống giống vụ ngô thứ hai và mọi chuyện sẽ chưa thể nói được gì cho đến tháng 7.

Về triển vọng thị trường dầu thực vật, hiện Biển Đen cũng là nhà cung cấp dầu hướng dương lớn nhất thế giới. Trong khi đó thông thường vào thời điểm này, Brazil sẽ xuất khẩu khá nhiều đậu tương, tuy nhiên do mưa quá nhiều ở phía bắc và khô hạn ở phía nam đã ảnh hưởng đến cả sản lượng và chất lượng, do đó xuất khẩu của Brazil dự báo cũng sẽ giảm trong năm nay.

Căng thẳng Biển Đen đang được giới chuyên gia ví như hành động “đổ thêm dầu vào lửa”, khiến càng đẩy nhanh giá cả nông sản leo thang.

(SF; RT)

Xem thêm
1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Cargill tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu ngành chăn nuôi Việt Nam

Gần 30 năm gắn bó với Việt Nam, Cargill luôn khẳng định vị thế dẫn đầu về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi...

Hà Nội công bố bảng giá đất mới, cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định 71 sửa đổi, bổ sung Quyết định 30 về quy định và bảng giá đất trên địa bàn thành phố.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.