| Hotline: 0983.970.780

Chi trả dịch vụ môi trường rừng, lợi ích lớn

Thứ Năm 01/11/2012 , 11:15 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn vừa chủ trì hội nghị triển khai vận hành quỹ bảo vệ & phát triển rừng và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng...

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn vừa chủ trì hội nghị triển khai vận hành quỹ bảo vệ & phát triển rừng và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) năm 2012, triển khai nhiệm vụ 2013 tại Đăk Nông.

Sau 2 năm thí điểm thành công chi trả DVMTR tại Lâm Đồng và Sơn La, Chính phủ đã ban hành Nghị định 09/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về thực hiện chi trả DVMTR trên phạm vi cả nước. Đến nay chính sách này đã đi vào cuộc sống.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, cả nước đã có 22/35 tỉnh thành thành lập và vận hành quỹ BV&PTR cấp tỉnh. Ngay sau khi được thành lập, Ban điều hành các quỹ đã tích cực triển khai ký kết hợp đồng uỷ thác chi trả DVMTR, đến hết tháng 9/2012 các quỹ tỉnh đã ký được 88 hợp đồng, trong đó thuỷ điện 56 hợp đồng, nước sạch 11 và du lịch 21 hợp đồng. Các tỉnh ký được hợp đồng uỷ thác chi trả DVMTR nhiều nhất là Lâm Đồng với 40 hợp đồng, Lào Cai 19 hợp đồng, Quảng Nam 7, Đăk Nông 6, Kon Tum 5...


Kiểm lâm tuần tra bảo vệ rừng

Theo đánh giá của Tổng cục Lâm nghiệp, tiềm năng nguồn thu DVMTR của nước ta rất lớn, chỉ tính riêng thu từ thuỷ điện nếu thu hết có thể đạt trên 900 tỷ đ/năm. Trong 9 tháng đầu năm 2012 tổng thu của quỹ DVMTR đã đạt 596 tỷ đồng. Trong đó nguồn thu do quỹ Trung ương điều phối được 446,7 tỷ, nguồn thu của các tỉnh đạt 149,6 tỷ. Đây là nguồn thu có ý nghĩa to lớn để chi trả cho chủ rừng cũng như người dân tham gia bảo vệ rừng trong điều kiện ngân sách Nhà nước cấp cho ngành lâm nghiệp còn rất hạn chế (1.200 tỷ đ/năm).

Ông Cẩm Văn Chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, từ các nhà máy thủy điện, mỗi năm tỉnh Sơn La thu được khoảng 100 tỷ đồng từ DVMTR. Những năm trước, chưa có nguồn thu từ DVMTR, ngân sách địa phương chỉ đáp ứng được khoảng 30% kinh phí cho công tác bảo vệ rừng. Nay nhờ có nguồn thu từ DVMTR nên đã đáp ứng được. Trước đây tỉnh chỉ chi trả BVR được 100.000 đ/ha/năm thì nay đã tăng lên 153.000 đ.

Đánh giá hiệu quả mang lại từ DVMTR, ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết: Sau khi rà soát thì tỉnh có 380.000 ha rừng được áp dụng thu phí DVMTR. Mỗi năm thu được 120 tỷ đồng từ các nhà máy thủy điện, cơ sở kinh doanh du lịch.

"Bộ NN-PTNT sẽ nhanh chóng ban hành thông tư hướng dẫn xác định lưu vực chi trả DVMTR ngay trong tháng 11 này. Đề nghị các quỹ địa phương từ nay đến cuối năm phải giải ngân để chuyển đến người giữ rừng.

Các quỹ phải tham mưu cho UBND tỉnh chính sách chi tạm ứng cho chủ rừng, đồng thời quỹ Trung ương ứng vốn cho các địa phương để xác định lưu vực. Đối với những tỉnh mà giao rừng cho người dân quản lý thì chi trả theo nhóm hộ, cộng đồng…", ông Hà Công Tuấn.

Đây là nguồn kinh phí rất quan trọng để các đơn vị lâm nghiệp làm công tác BVR, bởi nhiều năm qua Lâm Đồng không còn chỉ tiêu khai thác rừng tự nhiên. Nhiều đơn vị được chi trả DVMTR rất cao như khu vực rừng Đại Ninh, mỗi ha người giữ rừng được trả tới 500.000 đ/năm…

Tuy nhiên, việc thu phí DVMTR mới triển khai nên còn nhiều vướng mắc cần phải tháo gỡ. Ông Phạm S cho biết: Đối với các NM thủy điện thuộc Tập đoàn Điện lực VN (EVN) việc thu phí DVMTR do quỹ DVMTR của Trung ương đảm nhận, sau đó quỹ trung ương lại chuyển về địa phương để trả cho các chủ rừng. 

Song lại chưa xác định được lưu vực giữ các tỉnh nên việc chi trả còn nhiều lúng túng. Không chỉ riêng Lâm Đồng mà hiện tất cả quỹ DVMTR tại các địa phương đều có tiền nhưng không chi trả được cho chủ rừng vì thiếu thông tư hướng dẫn.

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Hà Công Tuấn đánh giá kết quả thu phí DVMTR của địa phương thời gian qua là rất tích cực nhằm tạo nguồn vốn bền vững cho việc đầu tư phát triển ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên công tác giải ngân của các quỹ rất chậm, quỹ Trung ương giải ngân được 80%, còn địa phương chỉ 20%. Nếu không giải ngân nhanh được sẽ có lỗi với hàng vạn hộ dân đang tham gia BVR; có thể trong thời gian tới các NM thủy điện sẽ chậm chi trả tiền DVMTR.

Xem thêm
Đổi đời nhờ nuôi ba ba: [Bài 2] Thành triệu phú, tỷ phú

YÊN BÁI Hiện nay ở xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn có gần 500 hộ nuôi ba ba, loài vật đặc sản này đã giúp cho nhiều nông dân đổi đời, trở thành những triệu phú, tỷ phú.

Lĩnh 9 tháng tù treo vì khai thác thủy sản bất hợp pháp

QUẢNG NINH Mặc dù đã bị xử phạt hành chính nhưng Nguyễn Văn Téc vẫn tiếp tục sử dụng kích điện trên tàu cá để khai thác thủy sản tại vùng lõi vịnh Hạ Long.

Nghêu sạch vào nhà máy, ra siêu thị

Năm 2023, HTX thu hoạch nghêu thịt hơn 950 tấn, trong đó cung cấp nghêu sạch cho nhà máy đạt 120 tấn, tổng doanh thu gần 19 tỷ đồng.

Chuyện ghi bên phá Tam Giang [Bài 3]: Những làng chài vắng bóng thanh niên

THỪA THIÊN - HUẾ Về những làng quê bên phá Tam Giang bây giờ, hầu như nhà nào cũng chỉ toàn người già, con trẻ. Hỏi mới biết rằng, thanh niên lớn lên đều tìm đường làm ăn xa.