| Hotline: 0983.970.780

Chiến lược nông nghiệp nâng cao giá trị lúa - tôm

Thứ Năm 30/06/2022 , 15:32 (GMT+7)

Bạc Liêu Với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao.

Trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bạc Liêu luôn theo đà năm sau cao hơn năm trước và được duy trì ở mức khá cao. Năm 2021, tuy bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, nhưng tăng trưởng kinh tế của Bạc Liêu xếp thứ 1/13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL và xếp thứ 30/63 tỉnh, thành phố của cả nước.

Cùng với đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng khá nhanh.

Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu sẽ phát triển diện tích nuôi trồng đạt trên 150.000ha, trong đó nuôi tôm siêu thâm canh 6.000ha, nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh 28.000ha và góp phần cho tổng sản lượng đạt 540.000 tấn/năm. Ảnh: Quốc Việt.

Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu sẽ phát triển diện tích nuôi trồng đạt trên 150.000ha, trong đó nuôi tôm siêu thâm canh 6.000ha, nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh 28.000ha và góp phần cho tổng sản lượng đạt 540.000 tấn/năm. Ảnh: Quốc Việt.

Nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao

Trong 6 tháng đầu năm 2022, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu tăng trưởng 4,7%, tiếp tục giữ vai trò là “trụ đỡ” quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác 6 tháng ước đạt trên 178.000 tấn. Trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) đạt trên 123.000 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ, ngoài ra sản lượng khai thác thủy hải sản toàn tỉnh đạt gần 55.000 tấn.  

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT Bạc Liêu cho biết: Để khai thác và nâng cao giá trị cho con tôm Bạc Liêu, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục tập trung phát triển với 2 đối tượng chủ lực là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Đặc biệt, ưu tiên phát triển diện tích nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh và xác định nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao là điểm nhấn.

“Song song đó, nhân rộng mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn và phát triển ổn định, bền vững mô hình nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm sạch như tôm - lúa, tôm - rừng và ứng dụng rộng rãi NTTS có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, Organic, ASC, MSC… nhằm nâng cao giá trị và phát triển bền vững gắn với cấp mã số truy xuất nguồn gốc”, ông Ly cho biết thêm.

Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu sẽ phát triển diện tích NTTS đạt trên 150.000ha, trong đó nuôi tôm siêu thâm canh 6.000ha, nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh 28.000ha và góp phần cho tổng sản lượng NTTS đạt 540.000 tấn/năm. Ngoài ra, toàn tỉnh có 15 công ty và 660 hộ dân tham gia sản xuất mô hình ứng dụng công nghệ cao, với diện tích thả nuôi trên 3.100ha, năng suất bình quân đạt gần 19 tấn/ha, sản lượng đạt gần 26.000 tấn.

Bạc Liêu sẽ tập trung xây dựng, phát triển thêm nhiều cánh đồng lớn, nâng cao chuỗi giá trị gia tăng, phát triển bền vững, hiệu quả và liên kết bao tiêu lúa gạo. Ảnh: Quốc Việt.

Bạc Liêu sẽ tập trung xây dựng, phát triển thêm nhiều cánh đồng lớn, nâng cao chuỗi giá trị gia tăng, phát triển bền vững, hiệu quả và liên kết bao tiêu lúa gạo. Ảnh: Quốc Việt.

Sản xuất lúa theo hướng an toàn

Về lĩnh vực sản xuất lúa, một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Bạc Liêu. Với diện tích gieo trồng lúa đạt gần 190.000ha và cho sản lượng trên 1,2 triệu tấn/năm.

Bạc Liêu đã thực hiện cánh đồng lớn gắn với liên kết bao tiêu lúa gạo, đến nay đã đạt 100.000ha gieo trồng lúa, ngoài ra tỉnh còn xây dựng vùng sản xuất lúa giống chất lượng cao, sạch bệnh quy mô 1.700ha. 

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, Phạm Văn Thiều cho biết: Bạc Liêu tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực là lúa gạo chất lượng cao gắn với xây dựng các vùng sản xuất hữu cơ phù hợp. Đồng thời, giữ ổn định diện tích đất chuyên trồng lúa nước gần 59.000ha ở tiểu vùng giữ ngọt ổn định phía bắc quốc lộ 1A, cũng như mở rộng địa bàn sản xuất lúa trên đất tôm - lúa đạt từ 43.000 - 48.000ha ở tiểu vùng chuyển đổi sản xuất phía bắc quốc lộ 1A gắn với tăng cường đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống công trình thủy lợi phân ranh mặn - ngọt, nạo vét hệ thống kênh mương bị bồi lắng và phát triển hệ thống trạm bơm điện vừa và nhỏ.

Theo ông Thiều, đến thời điểm này tỉnh đã từng bước thực hiện kiên cố hóa kênh mương phục vụ cho phát triển vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao (lúa thơm, lúa đặc sản), lúa chịu mặn mang thương hiệu Bạc Liêu. Trong đó, vùng lúa chất lượng cao chiếm trên 92% diện tích gieo trồng, lúa chất lượng trung bình, thấp và giống khác chiếm dưới 8% diện tích gieo trồng.

Bên cạnh đó, Bạc Liêu sẽ tập trung xây dựng, phát triển thêm nhiều cánh đồng lớn, nâng cao chuỗi giá trị gia tăng, phát triển bền vững, hiệu quả và liên kết bao tiêu lúa gạo. Xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu sản phẩm lúa gạo chất lượng cao mang thương hiệu Bạc Liêu.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, tỉnh đã xây dựng vùng sản xuất lúa giống chất lượng cao, kháng sâu bệnh, chống chịu được hạn hán, xâm nhập mặn, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh. Khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững, thực hiện tốt các quy định về môi trường trong sử dụng vật tư và xử lý chất thải nông nghiệp; áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm và sử dụng các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, kháng sâu bệnh, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu…

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu - Phạm Văn Thiều. Ảnh: Trọng Linh.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu - Phạm Văn Thiều. Ảnh: Trọng Linh.

Với quyết tâm làm giàu từ con tôm và tạo ra những đột phá mới giúp cho con tôm phát triển nhanh, Bạc Liêu sẽ tăng cường đầu tư xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng phục vụ nuôi trồng, nhất là Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu (giai đoạn 2), các vùng nuôi tôm siêu thâm canh theo quy trình khép kín trong nhà kín; nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh; nuôi trong nhà lưới, nhà màng. vùng sản xuất lúa - tôm đảm bảo an toàn dịch bệnh gắn với xây dựng cánh đồng lớn, phấn đấu đạt 30.000ha.

Xem thêm
Nâng cao chất lượng đào tạo ngành chăn nuôi thú y: [Bài 2] Sinh viên ngồi ghế nhà trường đã khỏi lo đầu ra

Đào tạo ngành chăn nuôi và thú y là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững với nguồn nhân lực chất lượng.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Trồng bưởi đạt chuẩn GlobalGAP, ong mật dập dìu về làm tổ

BÌNH PHƯỚC Nhờ tuân thủ quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ, đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, những vườn bưởi của HTX Bưởi da xanh GlobalGAP Bù Đốp thu hút rất nhiều ong mật về làm tổ.