| Hotline: 0983.970.780

Chính quyền 'bó tay' trước bài toán di cư tự do?

Thứ Bảy 12/03/2016 , 13:40 (GMT+7)

Theo thống kê chưa đầy đủ của cơ quan chức năng, toàn huyện Kông Chro (Gia Lai) hiện có 109 hộ với gần 500 nhân khẩu là dân di cư tự do đến từ các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Quảng Ninh, Đak Lak, Đak Nông...

Hiện, có 14 hộ, 58 khẩu đã tự ổn định đời sống, số còn lại đang tập trung sống xen lẫn tại các thôn, làng trên địa bàn.

Xã Chư Krei là địa phương có đông dân di cư tự do đến ở nhất với hơn 40 hộ (hơn 200 khẩu). Theo cơ quan chức năng, ban đầu, vào năm 2008 chỉ có một vài hộ người Dao ở tỉnh Lạng Sơn đến “xâm cư”, song do chính quyền địa phương chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu nên dần dà con số này đông dần lên.

Vấn đề này đã gây ra nhiều khó khăn cho địa phương trong công tác quản lý. Nhiều hệ lụy đã xảy ra như nhiều diện tích đất tại địa phương được sang nhượng trái phép, một số diện tích rừng bị chặt phá để lấy đất sản xuất. Việc quản lý hộ tịch, hộ khẩu, cũng như công tác đảm bảo an ninh trật tự, thực hiện xóa đói giảm nghèo, giải quyết đất sản xuất, quản lý bảo vệ rừng luôn gặp khó khăn là điều khó tránh khỏi.

Theo lý giải của ông Nguyễn Tường Khang-Chủ tịch UBND xã Chư Krei, do khu dân cư của dân di cư tự do nằm cách xa trung tâm xã nên đã gây khó khăn cho công tác quản lý. Chính quyền cũng đã nhiều lần tuyên truyền, vận động, tiến hành làm việc với với lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn nhưng cho đến giờ vẫn chưa đến đâu.

Để giải quyết vấn đề, huyện đã quy hoạch và bố trí điểm dân cư tập trung cho hơn 40 hộ trên nhưng họ lại không đồng ý, quyết bám trụ tại khu rừng thuộc lâm phần do xã và Công ty Lâm nghiệp Ia Pa quản lý.

“Xã Chư Krei có hơn 60% dân số là hộ nghèo, được xếp vào diện đặc biệt khó khăn. Do đó, việc những người dân di cư tự do kiên quyết không ra điểm dân cư tập trung mà kiên quyết bám trụ ở rừng sâu càng gây khó khăn, áp lực cho địa phương trên nhiều lĩnh vực”, ông Chủ tịch than vãn.

Vấn đề dân di cư tự do đang gây áp lực lớn lên công tác quản lý đối với huyện nghèo Kông Chro:

12-36-37_nh-vn-de-dn-di-cu-tu-do-dng-gy-p-luc-lon-len-cong-tc-qun-ly-doi-voi-huyen-ngheo-kong-chro-1

12-36-37_nh-vn-de-dn-di-cu-tu-do-dng-gy-p-luc-lon-len-cong-tc-qun-ly-doi-voi-huyen-ngheo-kong-chro-2

12-36-37_nh-vn-de-dn-di-cu-tu-do-dng-gy-p-luc-lon-len-cong-tc-qun-ly-doi-voi-huyen-ngheo-kong-chro-3

12-36-37_nh-vn-de-dn-di-cu-tu-do-dng-gy-p-luc-lon-len-cong-tc-qun-ly-doi-voi-huyen-ngheo-kong-chro-4

12-36-37_nh-vn-de-dn-di-cu-tu-do-dng-gy-p-luc-lon-len-cong-tc-qun-ly-doi-voi-huyen-ngheo-kong-chro-5

12-36-37_nh-vn-de-dn-di-cu-tu-do-dng-gy-p-luc-lon-len-cong-tc-qun-ly-doi-voi-huyen-ngheo-kong-chro-6

Xem thêm
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chiều 2/5, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.