| Hotline: 0983.970.780

Chính sách phát triển làng nghề phải 'gãi đúng chỗ ngứa'

Thứ Sáu 27/12/2019 , 20:18 (GMT+7)

Chiều 27/12, Ban Kinh tế Trung ương và Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp, doanh nhân hiến kế hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế làng nghề.

Ông Nguyễn Văn Bình - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Minh Phúc


Nhiều làng nghề vô tư xả chất thải ra môi trường

Ông Mẫn Ngọc Anh, Chủ tịch hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Ninh cho rằng, hầu hết các làng nghề hiện nay sản xuất tự phát, mạnh ai nấy làm, vô tư xả chất thải sản xuất chưa qua xử lý ra môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Tình trạng này diễn ra khắp các làng nghề tại Bắc Ninh như làng nghề Phong Khê, Đa Hội, Mẫn Xá, Đại Bái,...

Để chấm dứt tình trạng này, chúng tôi kiến nghị sự vào cuộc mạnh mẽ và tích cực hơn nữa của chính quyền các cấp và cơ quan chức năng, nhất là cơ quan công an, kiên quyết xử lý hành vi đổ chất thải nguy hại từ một số làng nghề ra môi trường theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, chia sẻ, nếu không cẩn thận các làng nghề của Việt Nam sẽ bị hàng hóa của Trung Quốc nhấn chìm. Điển hình như một số làng nghề mộc ở Bắc Ninh, chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng của Trung Quốc, sau khi đưa qua cửa khẩu biên giới, các doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng sơn của họ, màu sắc của họ, thương hiệu của họ, chẳng còn dấu vết gì về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam.

Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: Minh Phúc

Ông Nguyễn Văn Bình – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Tiên Du (Bắc Ninh), chỉ rõ nguyên nhân là do “chính sách các tổ chức ín dụng chưa đồng bộ”.

Ông lấy ví dụ, giữa các ngân hàng và quỹ bảo lãnh tín dụng chưa phối hợp chặt chẽ, chưa có tiếng nói chung. Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp không tự giải quyết được.

Chỉ tính riêng làng nghề gỗ Đồng Kỵ đã có trên 200 doanh nghiệp và hàng nghìn xưởng sản xuất hộ gia đình, chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên hiện nay, thị trường xuất khẩu đang đóng băng khiến các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, một phần đóng cửa, một phần tìm tòi các mẫu mới để phục vụ nhu cầu dân dụng theo xu thế thị trường.

Ông Vũ Văn Quý, Giám đốc Công ty TNHH đồ gỗ mỹ nghệ Hưng Long, cho rằng, muốn phát triển doanh nghiệp trong làng nghề gỗ Đồng Kỵ nói riêng và các làng nghề nói chung, thì nhà nước cần có cơ chế, chính sách ưu đãi về giá thuê đất làm mặt bằng nhà xưởng, cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
 

Chính phủ cần tìm "đúng chỗ ngứa" để "gãi"

Bên cạnh đó, cần hỗ trợ công tác đào tạo nghề, nâng cao tay nghề tại chỗ (thực hành tại xưởng trực tiếp) cho ác học viên là thợ tại làng nghề để giữ nghề, phát triển làng nghề lâu dài.

Đại diện nhiều bộ, ngành tham gia trả lời các vấn đề mà các chuyên gia kinh tế, hiệp hội làng nghề, doanh nghiệp và hộ sản xuất tại diễn đàn. Ảnh: Minh Phúc

Tại diễn đàn, các chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng các doanh nghiệp, doanh nhân, làng nghề... cũng đã đặt rất nhiều vấn đề nhức nhối tại các làng nghề của Việt Nam, tranh luận trực tiếp với đại diện Bộ NN-PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính...

Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, khẳng định trong hơn 30 năm đổi mới kinh tế làng nghề đã có nhiều đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển của đất nước. Các làng nghề đã giúp nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hóa của dân tộc.

Tuy nhiên, kinh tế làng nghề cũng bộc lộ nhiều vấn đề từ quy hoạch, đất đai, ô nhiễm môi trường, khó khăn trong tiếp cận khoa học công nghệ, vốn và hỗ trợ tài chính của nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá sản phẩm và phát triển bền vững…

Các ý kiến tại diễn đàn đã giúp giúp Chính phủ nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế làng nghề một cách hiệu quả, thiết thực. Hay nói cách khác là “gãi đúng chỗ ngứa”.

Thời gian tới, trong bối cảnh các điều kiện, môi trường và hoàn cảnh có nhiều thay đổi, ông Nguyễn Văn Bình đề nghị Hiệp hội và các cơ quan quản lý cần hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp tại các ngành nghề, làng nghề ở nông thôn nắm bắt được các cơ chế chính sách và Pháp luật của Nhà nước.

Chính quyền các địa phương cần quan tâm lắng nghe, chỉ đạo để phát triển kinh tế làng nghề lành mạnh; quan tâm phát triển kinh tế hợp tác để liên kết trong sản xuất giúp giải quyết các khó khăn của nhân dân.

Xem thêm
Cà phê có thể bị tiêu hủy nếu vi phạm quy định kiểm dịch của Mexico

Thông báo ngày 21/3 của Mexico sửa đổi các yêu cầu kiểm dịch thực vật hạt cà phê Arabica và Robusta nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tiến Nông được bình chọn là thương hiệu mạnh ASEAN 2024

Với sự ghi nhận này, Tiến Nông tự tin vươn tầm khu vực, trở thành thương hiệu của nông dân ASEAN.