| Hotline: 0983.970.780

Ra mắt cơ sở sản xuất làng nghề đệm bàng Phò Trạch

Thứ Hai 23/12/2019 , 10:50 (GMT+7)

Đề án khôi phục và phát triển làng nghề đệm bàng Phò Trạch đến năm 2025 và định hướng đến 2030 đã được UBND huyện Phong Điền phê duyệt với tổng kinh phí là 3,6 tỷ đồng.

11-42-41_nghe_dn_dem_bng_pho_trch_1
Người dân đan đệm bàng tại làng Phò Trạch.

UBND huyện Phong Điền, UBND xã Phong Bình phối hợp với Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt vừa mới ra mắt cơ sở sản xuất làng nghề đệm bàng Phò Trạch tại thôn Tả Hữu Tự, làng Phò Trạch (xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Ông Nguyễn Viết Nam, chủ cơ sở sản xuất đệm bàng làng Phò Trạch, xã Phong Bình cho biết, cơ sở sản xuất làng nghề đệm bàng ra đời là dấu mốc quan trọng để người dân làng Phò Trạch khôi phục nghề đã có từ hàng trăm năm trước; đồng thời là cơ hội để người dân trong làng phát triển nghề, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân trong làng, góp phần phát triển kinh tế xã hội, cùng với chính quyền địa phương chung sức xây dựng nông thôn mới.

Giám đốc Sở Công thương tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Thanh, cho biết, cơ sở sản xuất làng nghề đệm bàng Phò Trạch ra đời là điểm khởi đầu để người dân xã Phong Bình khôi phục làng nghề truyền thống. Ngoài đệm bàng, các sản phẩm như ống hút, túi xách... được chế tạo từ cây cỏ bàng đều rất thân thiện với môi trường.

Thời gian tới, Công ty Huế Việt và người dân trong làng tiếp tục đầu tư cơ sở máy móc hiện đại, mở rộng mô hình sản xuất; đồng thời đào tạo đội ngũ có tay nghề để nâng cao giá trị và sản lượng từ cây cỏ bàng, hướng đến làm giàu từ nghề đệm bàng.

Đề án khôi phục và phát triển làng nghề đệm bàng Phò Trạch đến năm 2025 và định hướng đến 2030 đã được UBND huyện Phong Điền phê duyệt với tổng kinh phí là 3,6 tỷ đồng. Trong đó, xã Phong Bình đã quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu với diện tích 8ha và sẽ tăng lên 20ha vào năm 2030, tạo việc làm cho hơn 900 lao động.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Sản phẩm OCOP và câu chuyện phát triển vùng nguyên liệu

Bắc Kạn Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp ở tỉnh Bắc Kạn cũng chú trọng phát triển vùng nguyên liệu.