| Hotline: 0983.970.780

Cho thuê mặt biển, nên cẩn trọng

Thứ Ba 10/08/2010 , 07:15 (GMT+7)

Vừa qua báo chí mới "lôi" ra chuyện cho DN nước ngoài thuê tràn lan đất rừng, nhất là ở những khu vực nhạy cảm, sát biên giới. Nhưng ít ai biết rằng đã từ lâu, việc thuê mặt nước biển (trong đó có DN nước ngoài thuê) đã âm thầm diễn ra. Việc cho thuê này lợi, hại đến đâu?

* Giao mặt biển cho cả DN nước ngoài!

Mặt biển Vân Đồn đang là hấp dẫn người đầu tư nuôi trồng thủy sản

Vừa qua báo chí mới "lôi" ra chuyện cho DN nước ngoài thuê tràn lan đất rừng, nhất là ở những khu vực nhạy cảm, sát biên giới. Nhưng ít ai biết rằng đã từ lâu, việc thuê mặt nước biển (trong đó có DN nước ngoài thuê) đã âm thầm diễn ra. Việc cho thuê này lợi, hại đến đâu?

Từ giao mặt biển cho ngư dân

Quảng Ninh và Khánh Hòa là những địa phương đầu tiên giao mặt nước biển cho dân. Tại Quảng Ninh, địa điểm của mô hình ở khu Áng Dã, xã Thắng Lợi nằm cách thị trấn Vân Đồn cỡ gần 40 km tàu chạy. Đến nay, UBND huyện đã phân giới cắm mốc và giao mặt nước biển cho 19/20 hộ dân, ít hơn so với số hộ xung phong làm mô hình ban đầu (23 người). Theo quy định, mỗi hộ nằm trong mô hình được nhận 1 ha. Hiện địa phương này cũng đã giao sổ đỏ cho 19 hộ.

Mục đích chính mà người “nhạc trưởng” của mô hình này hướng tới là khi giao mặt nước biển, ngư dân có chủ quyền về diện tích được giao để yên tâm đầu tư SX đồng thời họ cũng được thuê diện tích mặt nước và được thế chấp, vay vốn ngân hàng phát triển SX, được bồi thường nếu xảy ra tranh chấp. Sổ đỏ trên biển khi ấy thực sự sẽ là “sổ vàng” với những quyền lợi tương tự như sổ đỏ trên đất liền. Thực tế kỳ vọng ấy ra sao?

Trao đổi với tôi, ông Hà Vân Giang- Chi cục phó Chi cục KT- BVNLTS (Sở NN- PTNT Quảng Ninh) cho biết việc giao mặt nước biển khá dài, tới 20 năm. Ngành nông nghiệp tư vấn và thẩm định đối tượng nuôi ở trong vùng giao, xem xét đối tượng đó có phù hợp với quy hoạch chung của ngành không. Chính quyền huyện Vân Đồn sẽ cấp sổ đỏ. “Tuy nhiên do chưa có mẫu sổ đỏ riêng mà hiện nay vẫn phải dùng chung mẫu sổ đỏ…quyền sử dụng đất nên một số thông tin in trên đó không phù hợp với việc ghi quyền sử dụng mặt nước biển”- ông Giang nói thật.

Còn ngư dân Phạm Văn Khoa trú tại xã Thắng Lợi vừa được được giao 1 ha mặt biển tỏ ra khá hài lòng về tấm sổ đỏ mà ông có trong tay. Ông Khoa bảo trước đây ngư dân khi nuôi trồng thủy sản cùng một vùng biển, chỉ giao hẹn ngầm với nhau về vị trí neo bè hay thả nhuyễn thể. Cái giao hẹn đó rất mong manh, nếu xảy ra tranh chấp cũng nan giải trong việc phân định ai đúng, ai sai. Hơn nữa do chưa có chủ quyền nên ngư dân khi SX cũng gần như không có ý thức giữ gìn tài nguyên môi trường bởi cùng một suy nghĩ, của công, không phá nhanh cũng…phí. Nay có sổ đỏ mặt biển mọi thứ đã thực sự rõ ràng, quyền sử dụng đã được xác lập, rất thuận lợi để bà con yên tâm đầu tư, thâm canh.

Tuy nhiên, nhiều người khác trong mô hình giao mặt nước biển cho biết vui thì có vui thật nhưng họ cũng băn khoăn nhiều vì sổ đỏ mặt biển là vấn đề mới nên chưa có quy định các ngân hàng phải cho ngư dân vay tiền. Chưa có định giá cụ thể mặt nước biển, việc thế chấp sổ đỏ để đầu tư SX vì thế cũng bất khả thi. Với họ, nếu sổ đỏ mà không đem thế chấp vay vốn ngân hàng được thì cũng chỉ là một tấm giấy, có cũng như không…Từ trước đến nay họ vẫn tự phát nuôi trồng thủy sản, coi mặt biển là bãi khai hoang, ai nhận trước thì được trước, có cần sổ đỏ đâu. Thế nên mới có chuyện thời gian đầu của mô hình, tiếng là có sổ đỏ nhưng dân không nộp phí sổ đỏ, chậm trễ, hững hờ trong việc nhận sổ.

Đến cho DN nước ngoài "đứng chân"

Tôi rất bất ngờ khi liên hệ với ông Bùi Văn Hiến- Trưởng phòng TN- MT huyện Vân Đồn được biết thêm chuyện cho thuê mặt nước, mặt bãi nuôi trồng thủy sản ở đây đã diễn ra rất lâu trước đó, mà đối tượng thuê không phải là ngư dân mà là những DN, trong đó có DN nước ngoài. Ông Trưởng phòng cung cấp cho tôi một bảng tổng hợp các dự án nuôi trồng thủy sản của các DN ở Vân Đồn với những thông số khá chi tiết như tên dự án, địa điểm, chủ đầu tư, cơ sở pháp lý, diện tích… Thì ra việc cho thuê nuôi trồng thủy sản đã diễn ra từ lâu ở huyện cửa biển này.

Cụ thể trên địa bàn huyện có tới 19 dự án nuôi trồng thủy sản, dự án ít cũng vài ha, nhiều như Cty TNHH Việt Mỹ nuôi trồng thủy sản ở xã Quan Lạn 506 ha, Cty TNHH Bạch Đằng nuôi tôm công nghiệp ở xã Bình Dân 237 ha, dự án của Cty ToDi ở xã Đài Xuyên 569 ha, dự án nuôi ngọc trai của Cty TNHH Taiheyo Shinju ở xã Bản Sen Đông Xá 30 ha…Tổng hợp lại là một diện tích khổng lồ. Hầu hết cơ sở pháp lý của những dự án này đều làm theo quyết định của ủy ban, đơn vị được giao sớm nhất là từ năm 1999. Tuy nhiên khi hỏi sâu hơn về những yếu tố như niên hạn thuê, giá tiền thuê, dự án nào do đối tượng liên doanh, nước ngoài làm chủ, ông Trưởng phòng nhã nhặn bảo rằng những gì ông biết đã có tất ở trong bảng tổng hợp gửi tôi rồi, muốn hỏi thêm cũng chịu.

Một số ngư dân địa phương khi được hỏi, có ý lo ngại rằng, chuyện cho DN, nhất là DN nước ngoài thuê mặt biển, mặt bãi với diện tích rất rộng, dễ bị trùng lấn với những vùng đánh bắt, khai thác quen thuộc của họ. Nay DN họ vào đầu tư, ngư dân không được phép bén mảng vào khu vực đó để tìm kiếm nguồn lợi thủy sản như những gì mà cụ, kỵ, ông, cha họ đã làm. Nếu tốc độ cho thuê được đẩy mạnh nhanh chóng trong thời gian tới, chẳng biết chừng sẽ lâm cảnh, ngư dân phải đi làm thuê trên chính mặt biển quê hương họ.
Đành tự mình tìm hiểu thêm tôi được biết, liên quan đến giá thuê có lắm sự lạ đến nỗi Cty Taiheiyo Shinju Việt Nam năm 2009 từng có văn bản gửi Sở Tài chính Quảng Ninh một mực thắc mắc rằng diện tích 30ha mặt nước trong dự án của mình chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy triều xuống, 10ha còn lại chỉ đảm bảo mực nước từ 0,7- 2m. Hơn nữa, một số dự án liền kề như dự án nuôi cấy ngọc trai của Cty TNHH Ngọc trai Phương Đông có cùng tính chất ngành nghề, giống nhau về các yếu tố mặt đất, mặt nước để thực hiện các công đoạn nuôi trai cấy ngọc...

Thế mà UBND tỉnh Quảng Ninh xác định tính chất vị trí, địa điểm cho Cty TNHH Ngọc trai Phương Đông là thuê đất có mặt nước. Do đó, vùng đất có mặt nước của Cty TNHH Ngọc trai Phương Đông được xác định là vùng bãi triều và là đất nuôi trồng thủy sản nằm trong nhóm đất nông nghiệp, giá thuê thấp. Ngược lại Cty Taiheiyo Shinju Việt Nam phải thực hiện nộp tiền thuê mặt nước là 200USD/1ha, tức là 20.000 USD/1km2- một cái giá cao khiến chi phí SX bị vọt lên dẫn đến lợi nhuận thấp. Đơn vị này nằng nặc đòi xác định lại tính chất 30 ha mặt nước, nhằm đòi lại lẽ công bằng…

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm