| Hotline: 0983.970.780

Chợ Trung Quốc vắng bóng lợn, dân chuyển sang ăn thực phẩm khác

Thứ Hai 23/12/2019 , 09:52 (GMT+7)

Khu chợ trung tâm Bằng Tường, Quảng Tây cách biên giới Việt Nam gần 20 km, sạp bán thịt lợn giảm phân nửa, trong khi lượng người bán gia cầm tăng mạnh.

Chợ Ngân Hưng, một trong những trung tâm buôn bán sầm uất bậc nhất của thành phố Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc những ngày này vẫn tấp nập người mua bán, gần như chẳng có dấu hiệu nào của 'bão giá' thịt lợn ở đây.
Điều dễ nhận thấy nhất là khu vực bán thịt lợn với hàng trăm gian hàng trước đây lúc nào cũng đông đúc thì bây giờ vắng vẻ, thưa thớt. Nguyên nhân được cho là do giá lợn tăng cao, người dân không còn mặn mà với loại thực phẩm này nên nhiều chủ hàng cũng tìm cách chuyển hướng kinh doanh.
Theo các tiểu thương buôn bán thịt tại chợ Ngân Hưng, tình trạng giảm bớt sạp hàng bắt đầu diễn ra từ nửa năm trở lại đây. Số lượng sạp thịt lợn vắng người buôn tại đây ước tính giảm đến 1/3 so với thời điểm trước khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát.
Những người còn trụ lại được ở khu vực bán thịt lợn chia sẻ, thịt bây giờ khó bán, đầu vào đắt, đầu ra đắt, người mua cũng ít hay thậm chí là 'làm gì có lợn mà bán'.
Khi được hỏi, cả người bán và người mua thịt lợn đều có ra bình thản trước tình hình giá cả tăng cao, ước tính gấp 3 lần so với trước dịch. Người có nhu cầu vẫn mua, người ít điều kiện hơn thì ăn ít đi, thay thịt lợn bằng thực phẩm khác.
Nhiều người trước đây cả tuần ăn thịt lợn thì bây giờ chỉ còn 2, 3 bữa mỗi tuần. Kể cả những gia đình khá giả hay không có điều kiện đều tìm được cách thích ứng với giá thịt tăng cao thời gian vừa qua. Ngoài ra, họ cho rằng sau Tết âm lịch, mọi thứ sẽ trở về bình thường vì nguồn cung được bổ sung, dịch được không chế thì giá chắc chắn sẽ hạ.
Trái với các sạp thịt lợn, nơi bán gia cầm của chợ Ngân Hưng những ngày này tấp nập người mua bán. Các mặt hàng chủ đạo là thịt vịt, thịt gà và nội tạng gia cầm. Theo đại diện ban quản lý chợ, số lượng hàng bán thịt gia cầm tại đây đã tăng gần gấp đôi so với khi giá lợn còn thấp.
Ngoài các mặt hàng tươi sống, đùi và cánh gia cầm đông lạnh cũng được bán nhiều ở các sạp hàng của chợ Ngân Hưng. "Nếu trước đây chỉ có 1 dãy bán gia cầm thì giờ đi từ đầu đến cuối chợ đâu cũng nhìn thấy vịt, gà", đại diện ban quản lý chợ chia sẻ.
Trong gần 1 tiếng khảo sát chợ Ngân Hưng, phóng viên nhận thấy lượng người mua ở khu bán gia cầm rất đông và hàng hóa cũng vơi đi nhanh chóng. Tuy nhiên, người bán lại cho rằng họ không lãi hơn là mấy trong bối cảnh giá thịt lợn tăng.
Khu vực bán gia cầm sống kết hợp giết mổ tại chỗ trong chợ Ngân Hưng với những lồng gà, vịt san sát nhau, liên tục có khách hàng lui tới.
Hoàng Tiểu Hoa, người phụ nữ ngoài 50 tuổi, hơn nửa cuộc đời gắn với nghề bán gà tại Ngân Hưng, cười bảo: “Giá gà, vịt có nhích lên khoảng 1-2 tệ mỗi cân, lượng người bán cũng tăng lên, nên không lãi bao nhiêu so với trước".
Gia súc các loại như dê, bò cũng bán tốt hơn khi lợn tăng giá. Theo người bán thịt dê trong ảnh, loại thịt này không những chế biến được nhiều món ngon mà còn bổ dưỡng, phù hợp cho người dân trong khi thịt lợn tăng giá.
Không chỉ trong chợ, nhiều cửa hàng bán gia cầm, trứng dọc trên những con phố của Bằng Tường cũng có nhiều khách hàng hơn, bán chạy hơn so với trước đây.
Chủ cửa hàng bán gia cầm (áo đỏ) cho biết, chính gia đình mình cũng tiết giảm tỉ lệ thịt lợn trong bữa ăn, phần vì giá cao, phần vì muốn bổ sung dinh dưỡng tốt cho các con của mình. Cô còn nói nếu tình hình trở nên tệ hơn, giá gia cầm cũng tăng thì sẵn sàng chuyển sang ăn cá và các loại thủy sản.
Với các mặt hàng thực phẩm chế biến sẵn như thịt quay thì tỉ lệ lợn quay giảm rõ rệt, người bán cho biết giá lợn đã cao, giá lợn quay còn cao hơn nữa, người mua ít lựa chọn nên cũng loại dần. Thay vào đó, các loại gia cầm như gà, vịt quay hay luộc lại được lựa chọn, thay thế từ trong quầy hàng.

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm