| Hotline: 0983.970.780

Chống khai thác IUU: Gỡ vướng mắc, không cầu toàn

Thứ Hai 26/06/2023 , 17:44 (GMT+7)

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nêu rõ: Mục đích chuyến kiểm tra lần này là để nghe những quy định còn vướng, để điều chỉnh và sửa chữa, không cầu toàn.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang kiểm tra tình hình chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại cảng cá Sông Đốc. Ảnh: Trọng Linh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang kiểm tra tình hình chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại cảng cá Sông Đốc. Ảnh: Trọng Linh.

Ngày 26/6, Đoàn công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang kiểm tra tình hình chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Đồng thời, đoàn kiểm tra công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; chống tội phạm, ma túy, mua bán người trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Cà Mau được đánh giá là một trong bốn ngư trường trọng điểm cả nước, có trữ lượng hải sản lớn, phong phú về chủng loại. Bên cạnh đó, tỉnh có 5 cảng cá do Nhà nước đầu tư, quản lý và đang hoạt động, trong đó có 2 cảng cá loại II.

Tình hình tàu cá khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài trong 6 tháng đầu năm có xu hướng giảm nhưng còn phức tạp. Ảnh: Trọng Linh.

Tình hình tàu cá khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài trong 6 tháng đầu năm có xu hướng giảm nhưng còn phức tạp. Ảnh: Trọng Linh.

Những năm qua, nghề khai thác thủy sản trên biển, nhất là đánh bắt xa bờ ở Cà Mau phát triển rất mạnh. Tính đến tháng 6/2023, toàn tỉnh có gần 4.150 tàu cá, trong đó hơn 1.500 tàu có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên. Sản lượng khai thác thủy sản trung bình mỗi năm của Cà Mau đạt khoảng 230.000 tấn.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, tình hình tàu cá khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài trong 6 tháng đầu năm có xu hướng giảm nhưng còn phức tạp.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau kiểm tra tại cảng cá Sông Đốc. Ảnh: Trọng Linh.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau kiểm tra tại cảng cá Sông Đốc. Ảnh: Trọng Linh.

Năm 2022, tỉnh có 7 tàu cá với 50 thuyền viên khai thác hải sản vi phạm vùng biển nước ngoài. Từ đầu năm đến nay, lại có thêm thông tin 3 tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý. Qua xác minh bước đầu, 2/3 phương tiện đã được bán cho người dân thường trú tỉnh Kiên Giang từ năm 2022 nhưng chưa thực hiện thủ tục sang tên.

Từ thực tế đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ông Lê Văn Sử kiến nghị Bộ NN-PTNT xem xét trách nhiệm, thủ tục dân sự trong mua bán tàu cá, chuyển đổi hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm Trạm kiểm soát Biên phòng Sông Đốc. Ảnh: Trọng Linh.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm Trạm kiểm soát Biên phòng Sông Đốc. Ảnh: Trọng Linh.

Theo lãnh đạo tỉnh Cà Mau, việc quản lý, xác minh các hành vi vi phạm gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do việc sang bán tàu cá không khai báo, không thực hiện thủ tục đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền, nhất là bán ra ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng nghề cá trên địa bàn tỉnh chưa được đầu tư, nâng cấp đáp ứng nhu cầu thực tế. Hệ thống giám sát tàu cá chưa hoàn thiện, cần bổ sung tính năng. Hơn nữa, chế tài xử lý tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát cũng chưa đủ mạnh.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, tại thời điểm đoàn công tác kiểm tra, có 1.253 tàu cá kết nối, 41 tàu gần ranh giới, 46 tàu mất kết nối ngoài khơi và không có tàu cá ra ngoài vùng ranh giới.

Ông Lê Văn Sử nêu rõ: Hiện nay khó khăn nhất là việc vi phạm mất kết nối và sang bán tàu cá không thực hiện thủ tục theo quy định. Ngành chức năng của tỉnh đang tập trung quyết liệt xử lý, tuy nhiên cũng gặp khó về khung pháp lý.

Khai thác thủy sản tỉnh Cà Mau đạt khoảng 230.000 tấn/năm. Ảnh: Trọng Linh.

Khai thác thủy sản tỉnh Cà Mau đạt khoảng 230.000 tấn/năm. Ảnh: Trọng Linh.

Xây dựng hạ tầng đồng bộ

Cà Mau là một trong những địa phương tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, kiểm soát tàu cá của tỉnh thông qua 2 phần mềm.

Thứ nhất, phần mềm quản lý liên thông kiểm soát tàu cá để đảm bảo khi tàu cá ra, vào cửa biển phải có sự kiểm soát của Cảng cá, Văn phòng IUU và Trạm kiểm soát Biên phòng. Phần mềm này sẽ liên thông với tất cả đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi để các lực lượng chức năng kiểm soát tàu cá, thống kê, báo cáo.

Thứ hai, ứng dụng bảng dữ liệu Excel Online trên nền tảng Google Sheets để các địa phương báo cáo, lưu trữ thông tin các tàu cá hết hạn đăng ký, đăng kiểm, tàu cá mất tín hiệu kết nối từ 10 ngày trở lên, tàu cá nằm bờ,… Qua đó tạo cơ sở dữ liệu để Ban Chỉ đạo IUU tỉnh, huyện kiểm tra, chỉ đạo khắc phục kịp thời các hạn chế.

Đoàn công tác của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm Hải đội 2. Ảnh: Trọng Linh.

Đoàn công tác của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm Hải đội 2. Ảnh: Trọng Linh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chia sẻ: Ủy ban Châu Âu (EC) đưa ra cảnh báo "thẻ vàng" đối thủy sản khai thác của Việt Nam từ tháng 10/2017. Sau 3 đợt kiểm tra, EC đưa ra 4 kiến nghị. Trong đó, ngoài trường hợp tàu cá vi phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài, EC cũng chỉ ra vi phạm về số lao động không đủ tuổi.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá, Cà Mau là địa phương có tiềm năng xuất khẩu thủy sản lớn, với sản lượng khai thác khoảng 230.000 tấn/năm. Năm 2022, xuất khẩu thủy sản tỉnh đạt 1,3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tôm đạt trên 1 tỷ USD. Để góp phần tháo gỡ thẻ vàng của EC, bước đầu tỉnh Cà Mau đã thực hiện khá tốt. Thời gian tới, cần phát triển hạ tầng đồng bộ, từ nhiều nguồn vồn, trong đó cần chú trọng nguồn vốn xã hội hóa. Đặc biệt, tỉnh cần quyết tâm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác thủy sản.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến. Ảnh: Trọng Linh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến. Ảnh: Trọng Linh.

Sau chuyến kiểm tra, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang biểu dương nỗ lực, cố gắng của tỉnh Cà Mau trong thực hiện các quy định IUU. Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Cà Mau đã rất trách nhiệm trong việc thực hiện các giải pháp, có những cách làm sáng tạo.

Phó Thủ tướng ghi nhận các kiến nghị của tỉnh Cà Mau và thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với khó khăn ngư dân đang gặp phải. Phó Thủ tướng lưu ý, trong thực hiện các phần việc cần minh bạch, thúc đẩy xã hội hóa trong đầu tư trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm hỏi ngư dân. Ảnh: Trọng Linh.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm hỏi ngư dân. Ảnh: Trọng Linh.

Bên cạnh đó, ngành chức năng tỉnh Cà Mau cần nêu cao tinh thần, trách nhiệm của từng người, từng đơn vị trong thực hiện các nhiệm vụ tháo gỡ “thẻ vàng” của EC.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nêu rõ: Chuyến đi này mục đích là để nghe những quy định còn vướng, để điều chỉnh và sửa chữa, không cầu toàn. Hiện nay, việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau còn nhiều khó khăn như: Lực lượng mỏng, trang thiết bị hạn chế, thẩm quyền bị giới hạn. Phó Thủ tướng đề nghị địa phương phải trách nhiệm hơn trong từng cơ quan đơn vị, phối hợp tốt dựa trên bộ khung những quy định đó.

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm hỏi và tặng quà cho các ngư dân trên địa bàn Trần Văn Thời. Ảnh: Trọng Linh.

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm hỏi và tặng quà cho các ngư dân trên địa bàn Trần Văn Thời. Ảnh: Trọng Linh.

Trong chuyến công tác tại Cà Mau, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng đoàn công tác của Chính phủ đã đi kiểm tra thực tế, hỏi thăm đời sống, tặng quà tại Đồn Biên phòng Sông Đốc; đồng thời hỏi thăm, tặng quà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hải sản và ngư dân địa phương.

Cà Mau có chiều dài bờ biển trên 254km, chiếm 1/3 đường bờ biển vùng ĐBSCL và chiếm 7,8% chiều dài bờ biển của cả nước. Nhiều cửa sông ăn thông ra biển như: Gành Hào, Bồ Ðề, Ông Ðốc, Ông Trang, Bảy Háp, Khánh Hội...

Tỉnh Cà Mau kiến nghị Bộ NN-PTNT tham mưu, hỗ trợ kinh phí khoảng 750 tỷ đồng để đầu tư cảng cá phía bờ Nam Sông Đốc, góp phần khắc phục cảnh báo thẻ vàng của EC.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Diêm dân buồn nhìn muối trắng trên đồng

Quảng Bình Năm nay, đầu vụ hè nắng nóng kéo dài cho bà con diêm dân được mùa nhưng không có lãi vì rớt giá…

Bình luận mới nhất