| Hotline: 0983.970.780

Chủ động ứng phó, giảm thiệt hại cho ngành thủy sản mùa mưa bão

Thứ Sáu 26/03/2021 , 15:33 (GMT+7)

Lượng tàu cá tắt thiết bị giám sát hành trình khi đi khai thác thời gian qua còn rất lớn, chiếm khoảng 15-20% tổng số tàu được lắp đặt thiết bị này.

Ngày 26/3, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức “Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống thiên tai chuyên ngành thủy sản và triển khai nhiệm vụ năm 2021” tại Hải Phòng.

Năm 2020, tình hình thiên tai diễn ra dồn dập và khốc liệt, đặc biệt vào những tháng cuối năm. Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức triển khai theo dõi và nắm bắt số lượng tàu cá hoạt động trên các vùng biển, khu neo đậu phòng tránh trú bão, khu vực nuôi trồng thủy sản, đối tượng nuôi trồng thủy sản nghiêm túc, hiệu quả góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

Hội nghị có sự tham dự của đông đảo các cơ quan liên quan tới công tác tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn. Ảnh: Đinh Mười

Hội nghị có sự tham dự của đông đảo các cơ quan liên quan tới công tác tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn. Ảnh: Đinh Mười

Cụ thể, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức trực ban 24/24 theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), thông qua Hệ thống Giám sát tàu cá đã thông tin kịp thời đường đi, hướng di chuyển của bão, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nắm thông tin và kêu gọi tàu cá nằm trong vùng ảnh hưởng của bão di chuyển tìm nơi tránh trú, hỗ trợ kịp thời tàu cá và ngư dân bị tai nạn, sự cố trên biển, góp phần giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản do bão gây ra.

Những năm gần đây, Tổng cục Thủy sản cũng đã phối hợp với các đơn vị tăng cường trao đổi thông tin, các biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, theo dõi và nắm số lượng tàu cá hoạt động trên các vùng biển, khu neo đậu phòng tránh trú bão, khu vực nuôi trồng thủy sản, đối tượng nuôi trồng thủy sản...

Mặc dù vậy, do các đợt bão, lũ lớn xuất hiện liên tiếp với cường độ mạnh đã vượt mức lũ lịch sử, ngập lụt đã xảy ra trên diện rộng, ngập lụt nhiều nơi trên nửa tháng đã gây ảnh hưởng rất nặng nề đối với lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thủy sản.

Ông Lê Văn Ninh, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho biết: Hiện nay Trung tâm Thông tin thủy sản được giao tổ chức thực hiện quản lý hệ thống giám sát tàu cá và dữ liệu giám sát tàu cá toàn quốc, xử lý dữ liệu giám sát đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

Khi có bão, ATNĐ, hệ thống sẽ cập nhật kịp thời thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia và được hiện thị trên hệ thống giám sát tàu cá, từ đó biết được số lượng tàu cá nằm trong vùng ảnh hưởng, giúp tàu cá nằm trong vùng ảnh hưởng của bão, ATNĐ biết được thông tin các tàu xung quanh.

Theo ông Nguyễn Thanh Xuân, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hải Phòng đánh giá trong công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trước, trong và sau bão, địa phương cũng đã triển khai đồng bộ tất cả các lực lượng tại cơ sở như Bộ đội Biên phòng, Ban quản lý cảng cá, UBND các huyện, thị xã, UBND các xã/ phường ven biển. 

Công tác cứu hộ, cứu nạn đã giúp hạn chế triệt để các tình huống tàu cá gặp nạn trên biển khi có bão, ATNĐ. Ảnh: Đinh Mười

Công tác cứu hộ, cứu nạn đã giúp hạn chế triệt để các tình huống tàu cá gặp nạn trên biển khi có bão, ATNĐ. Ảnh: Đinh Mười

Tuy nhiên khi có bão, ATNĐ vẫn xảy ra những tổn thất, thiệt hại về người và phương tiện của người dân tham gia hoạt động khai thác trên biên… Nguyên nhân chủ yếu là do một số ngư dân vẫn còn chủ quan trong công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Bên cạnh đó, các khu neo đậu tránh trú bão chưa đáp ứng được nhu cầu neo đậu của số lượng tàu thuyền trong toàn tỉnh khi có bão xẩy ra...

Theo ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản: Việc chỉ đạo cảnh báo, hướng dẫn tàu thuyền cho bà con khi khai thác trên biển trong mùa mưa bão những năm qua đã rất tốt nên hầu như không có vụ việc tàu bè bị chìm đắm khi đang hoạt động trên biển.

Những tàu chìm, đắm chủ yếu là tại nơi tránh trú bão. Vì vậy, ông Hùng đề nghị các địa phương trong thời gian tới cần có những hướng dẫn cũng như triển khai các nhiệm vụ sắp xếp tàu cá tại các khu neo đậu khoa học, đúng theo các hướng dẫn kỹ thuật của Tổng cục Thủy sản. Đặc biệt, cần quan tâm nạo vét các luồng lạch để đảm bảo cho tàu, thuyền đi lại thuận lợi tại các khu tránh trú bão.

Ông Hùng cho biết hiện nay, Tổng cục Thủy sản đã có hệ thống giám sát tàu cá toàn quốc, giám sát tất cả tàu cá từ 15m trở lên với số lượng khoảng 31 nghìn chiếc. Tuy nhiên, lượng tàu cá tắt thiết bị giám sát hành trình khi đi khai thác rất lớn, chiếm khoảng 15-20%.

Do đó, các địa phương cần tuyên truyền, đề nghị ngư dân khi đi khai thác thủy sản xã bờ phải bật thiết bị giám sát hành trình 24/24, từ lúc đi khai thác cho đến lúc về bờ để đảm bảo việc quản lý ngành khai thác và khi có bão, ATNĐ thì sẽ kịp thời cảnh báo, giúp hạn chế thiệt hại tối đa cho bà con...

Xem thêm
Một số nơi phát triển nóng nuôi cá nước lạnh

Cá nước lạnh đang có lợi thế phát triển mạnh ở nước ta. Tuy nhiên, việc sản xuất gặp không ít khó khăn về môi trường, dịch bệnh..., một số nơi phát triển nóng.

Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.