| Hotline: 0983.970.780

Chủ tịch Công ty Vĩnh Hoàn: Điểm yếu nhất trong nông nghiệp là giống

Thứ Sáu 21/02/2020 , 10:46 (GMT+7)

Vùng nào nên nuôi cá tra, vùng nào nên trồng cây, thì cần có quy hoạch để khuếch trương thương hiệu.

Đây là quan điểm của bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (tỉnh Đồng Tháp) tại Hội nghị trực tuyến “4.0 thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản, cơ giới hóa nông nghiệp", sáng 21/2. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến này.

Bà Trương Thị Lệ Khanh thẳng thắn đánh giá, điểm yếu nhất trong nông nghiệp chúng ta là về giống. Chúng tôi đề nghị An Giang, Đồng Tháp hỗ trợ về phát triển giống cá tra, công nghệ nuôi, chế biến. Chúng ta còn không gian rất lớn về công nghệ nuôi vì còn tài nguyên đất rất lớn.

Ví dụ như ở Kon Tum, có thể nuôi cá tra 3 giai đoạn.Ngoài ra, chúng ta cũng cần sự đào tạo về nhân lực. Về lâu dài, mong chính phủ quan tâm các chương trình giáo dục để có nhân lực tiếp nhận công nghệ sinh học. Chúng ta không cần quá phụ thuộc vào tự nhiên, mà có thể sửa đổi để con giống tốt hơn.

Cá tra giống chuẩn bị thả nuôi. Ảnh: Thanh Sơn.

Cá tra giống chuẩn bị thả nuôi. Ảnh: Thanh Sơn.

Bà Khanh phát biểu, dịch Covid-19 ảnh hưởng tới ngành cá tra, nhưng ngành hàng này chủ yếu là hàng đông lạnh nên không bị ảnh hưởng nhiều như trái cây.

Chúng tôi chỉ đề nghị Chính phủ có cơ chế gia hạn nợ ngân hàng cho doanh nghiệp, để chúng ta có dự trữ trong những thời điểm quan trọng.

Ở thị trường Trung Quốc, sắp tới khi đại dịch Covid-19 qua đi, dự kiến sức tiêu thụ ở siêu thị, chợ online sẽ mạnh trở lại.

Ở Mỹ, hiện lượng hàng tồn cũng đã hết, nên sức mua cũng sẽ quay lại. Nhiều năm qua, Hiệp hội cá tra cũng đã xin Bộ Nông nghiệp cho khôi phục Quỹ phát triển thị trường.

Thời đại này, chúng ta cần hệ thống truy xuất để người tiêu dùng tra cứu thông tin. Quỹ này sẽ giúp chúng ta khôi phục thị trường châu Âu, đây là xương sườn của ngành thực phẩm chế biến. Rất mong Thủ tướng cho cơ chế đặc thù.

Trong vấn đề số hóa, chúng ta có thể ứng dụng trong quản lý môi trường, quản lý nuôi. Số hóa được dữ liệu sản lượng, quy hoạch vùng nào nên làm gì, sản lượng cân đối giữa cung với cầu. Nếu cung tăng lên, thì cần có kế hoạch kích cầu từ vài năm trước. Còn nếu tình trạng năm được mùa, năm mất mùa thì sẽ rất mệt mỏi.

Vùng nào nên nuôi cá tra, vùng nào nên trồng cây, thì cần có quy hoạch để khuếch trương thương hiệu. Số hóa cũng giúp chính phủ quy hoạch cụ thể, bản thân doanh nghiệp cũng nắm được thông tin định hướng.

Số hóa sẽ giúp người nông dân không đối phó, ngày càng văn minh hơn. Các tổ chức quốc tế đến kiểm tra điều kiện chất lượng sản phẩm cũng dựa theo thông tư, quy định của nước sở tại, nên chúng ta cần có lộ trình hợp lý, khả thi. Các quy chuẩn chất lượng, lao động cũng cần gần gũi hơn.

Đồng Tháp là cái nôi của nông sản Đồng bằng Sông Cửu Long. Vấn đề Logicstic, cần tối ưu. Ví dụ đi từ Đồng Tháp về TP.HCM mất rất nhiều thời gian, mất ít nhất 3 tiếng.

Xem thêm
Nghiệp đoàn Nghề cá: Điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi

Từ nhu cầu thực tiễn, Nghiệp đoàn Nghề cá ra đời là nhu cầu cấp thiết và trở thành điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.

Bình luận mới nhất