| Hotline: 0983.970.780

Chưa có chương trình phát triển giống bò bài bản

Thứ Sáu 29/05/2020 , 16:51 (GMT+7)

Nếu không zebu hóa được đàn bò cái nền trong nước, chúng ta mãi mãi không thể cải thiện tầm vóc đàn bò.

Ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi tại buổi talk với chủ đề 'Chăn nuôi đại gia súc, làm gì để bứt phá' do báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức. Ảnh: Minh Phúc.

Ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi tại buổi talk với chủ đề "Chăn nuôi đại gia súc, làm gì để bứt phá" do báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức. Ảnh: Minh Phúc.

Người Việt tiêu thụ bình quân 3kg thịt bò/người/năm

Tại buổi tọa đàm với chủ đề "Chăn nuôi đại gia súc, làm gì để bứt phá", ông Tống xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi đã chia sẻ về định hướng phát triển giống bò tại Việt Nam.

Theo ông, có một nguyên lý cơ bản về mặt kinh tế, đó là GDP/đầu người tăng tỷ lệ thuận với nhu cầu tiêu dùng thịt đỏ, trong đó có thịt bò.

Nền kinh tế của các quốc gia tăng trưởng bao nhiêu thì tỷ lệ sử dụng thịt bò tăng bấy nhiêu. Tại Việt Nam, trung bình một người tiêu thụ khoảng 3kg thịt bò/năm. Trong khi đó, bình quân của thế giới tiêu thụ 7kg thịt bò/người/năm.

Các quốc gia phát triển ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ như Hoa Kỳ, Argentina hay Newzealand và Úc tiêu thụ bình quân khoảng 30kg thịt bò/người/năm.

Tỷ lệ sử dụng thịt bò của người Việt Nam rất thấp so với bình quân của thế giới. Ảnh: Minh Phúc.

Tỷ lệ sử dụng thịt bò của người Việt Nam rất thấp so với bình quân của thế giới. Ảnh: Minh Phúc.

Cho nên Việt Nam còn dư địa phát triển rất lớn đối với sản phẩm thịt bò. Tuy nhiên, để phát triển đàn bò, chúng ta cần hai yếu tố đó là giống và thức ăn.

Chúng ta là nước nhiệt đới và có ba loài bò phổ biến gồm bò vàng, bò H’Mông và bò U đầu rìu. Đây là các giống đặc sản của các vùng sinh thái khác nhau. Tuy nhiên, tầm vóc của đàn bò rất nhỏ và sản lượng thấp vì trọng lượng của nó chỉ khoảng 200 – 250kg.

Chính vì thế muốn tạo ra được ngành hàng thịt bò phát triển, chúng ta phải có sự đầu tư bài bản đối với hệ thống phát triển giống.

Mỗi năm Việt Nam nhập khẩu rất nhiều loại tinh khác nhau, với số lượng khoảng 1,7 triệu liều kể cả tinh bò sữa và bò thịt, đây là tinh các giống tốt nhất trên thế giới hiện nay. Ví dụ như bò BBB, nhóm Zebu, Limousin, Black Angus, Brahman, Wagyu…

Tuy nhiên, chúng ta muốn lai tạo để cho ra các giống bò tốt, thì đàn bò cái nền trong nước phải đủ cơ số và tầm vóc. Ví dụ, nếu muốn lai tạo tinh bò BBB của Bỉ, thì tiêu chuẩn bò cái phải đạt trọng lượng từ 270 đến 300kg. Như vậy, bò mẹ mới chịu được sức tải của thai bò con lai F1.

Chưa có hệ thống phát triển giống bài bản

Muốn cải thiện chất lượng giống bò tại Việt Nam, chúng ta cần quá trình để “zebu hóa” bằng cách lai tạo với các giống bò nhóm zebu hoặc lai tạo với bò brahman. Sau đó, mới thực hiện lai cải tiến ở các đời tiếp theo.

Nhưng, chúng ta cũng phải rút kinh nghiệm, đó là Việt Nam chưa có một hệ thống chương trình giống bài bản phát triển đàn bò như một số quốc gia. Bởi để tạo ra một giống bò phù hợp với điều kiện đặc thù của từng nước, cần có sự đầu tư bài bản của cả khu vực nhà nước cũng như khu vực doanh nghiệp và các hộ chăn nuôi.

Nhờ nuôi bò F1 BBB, nhiều hộ chăn nuôi ở xã Minh Châu, huyện Ba Vì, Hà Nội thu lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng/con/năm. Ảnh: Minh Phúc.

Nhờ nuôi bò F1 BBB, nhiều hộ chăn nuôi ở xã Minh Châu, huyện Ba Vì, Hà Nội thu lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng/con/năm. Ảnh: Minh Phúc.

Ví dụ như Thái Lan có 4 giống bò nhiệt đới bản địa như Việt Nam với tầm vóc khá nhỏ. Nhưng họ đã nhập một số giống bò ôn đới về để lai tạo với đàn bò trong nước. Qua quá trình chọn tạo gần 30 năm, Thái Lan mới tạo ra được hai giống bò mới phù hợp với điều kiện chăn nuôi của của nước mình, với kích thước cơ thể 500 – 700kg sau khi vỗ béo.

Việt Nam cũng phải đi theo hướng vừa chọn lọc, nhân thuần, củng cố với giống bò bản địa, đồng thời tạo ra các phép lai hai máu, ba máu thậm chí là 4 máu để phù hợp với từng điều kiện và quy mô chăn nuôi. Đồng thời chúng ta phải có định hướng lâu dài cho chương trình chọn tạo của nước ta để vừa tạo ra được giống bò ôn đới nhưng sinh trưởng tốt ở điều kiện khí hậu của Việt Nam.

Một số nguyên nhân dẫn đến số lượng trang trại chăn nuôi bò quy mô lớn của Việt Nam còn khiêm tốn, thì ngoài chất lượng giống chưa được nâng cao, chúng ta chưa có hệ thống đồng cỏ tự nhiên, trong khi với gia súc ăn cỏ thì nguồn thức ăn thô xanh rất quan trọng. Việc trồng, chế biến phụ phẩm công, nông nghiệp có nguồn gốc hữu cơ làm thức ăn chăn nuôi cũng chưa được đầu tư phát triển.

Bên cạnh đó, đặc điểm sinh lý phát triển của trâu, bò rất dài. Khi bò đạt 18 đến 24 tháng tuổi mới cho phối lần đầu, bò thì chửa 288 ngày, trâu tới 320 ngày. Việc tăng số lượng đột ngột rất khó so với gia cầm hay lợn. Do đó, chăn nuôi trâu bò phải có tính trung hạn, dài hạn chứ không thể nào nhanh được.

Xem thêm
Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Nông dân lo lắng vì giá lúa đông xuân sớm giảm mạnh

ĐBSCL Hiện một số nơi tại ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân sớm nhưng giá lúa giảm từ 2.000 - 2.400 đồng/kg so với cùng kỳ.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất