| Hotline: 0983.970.780

Chuẩn bị xả đập Trà Sư

Thứ Hai 30/09/2019 , 13:51 (GMT+7)

Theo đề nghị của Sở NN-PTNT An Giang, việc xả đập Trà Sư sẽ được thực hiện vào sáng ngày 4/10 tới.

Đập cao su Trà Sư.

Theo Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, lũ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có xu thế giảm trong 4 ngày qua. Mực nước max đến ngày 29/9 tại Tân Châu là 3,34 m, tại Châu Đốc là 3,16 m. Dự báo tuần tới, mực nước tiếp tục giảm do lũ thượng nguồn đang giảm mạnh, và triều xuống.

Mực nước ngày 29/9 ở thượng lưu đập Trà Sư là +3,50 m, hạ lưu đập là + 2,40 m, mực nước thượng lưu đập hiện nay vẫn đang ở mức thấp.

Theo khoản 1 điều 7 của Quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi Tứ giác Long Xuyên (TGLX), đập được mở sau ngày 30/8 (sau khi đã thu hoạch xong vụ lúa hè thu ở các địa phương).

Hiện nay, tỉnh Kiên Giang chưa thu hoạch xong vụ lúa hè thu. Tuy nhiên, lũ ĐBSCL năm nay ở mức thấp và đã có xu thế xuống. Vì vậy, việc xả đập Trà Sư là phù hợp với quy trình vận hành đã được duyệt.

Ngoài ra, vì đang chặn dòng thi công 2 cống Trà Sư và Tha La nên chỉ xả 1 đập Trà Sư là phù hợp do lũ nhỏ. Mặt khác, việc xả đập là nhằm chủ động trong việc bảo vệ sản xuất vụ thu đông, lấy phù sa, cung cấp nước ngọt trong nội vùng và phục vụ dân sinh.

Trên cơ sở lấy ý kiến của Sở NN-PTNT Kiên Giang về việc vận hành mở đập Trà Sư, Sở NN-PTNT An Giang đã đề nghị Công ty TNHH Một thành viên Khai thác Thủy lợi An Giang thực hiện vận hành mở đập cao su Trà Sư vào lúc 8 giờ ngày 4/10.

Các địa phương nằm trong vùng ảnh hưởng khi xả đập bao gồm: TP Châu Đốc, các huyện Tịnh Biên, Châu Phú, Tri Tôn, Châu Thành và Thoại Sơn của tỉnh An Giang; các huyện Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành và TP Rạch Giá tỉnh Kiên Giang mức độ ảnh hưởng thấp hơn.

Khu vực gia tăng mực nước nhiều nhất vẫn là sau đập Trà Sư với mức gia tăng sẽ tăng và mở rộng dần so với ngày bắt đầu xả đập. Khu vực ven kênh Vĩnh Tế có xu thế giảm do lượng lũ tháo về đập Trà Sư.

Sau xả lũ 1–3 ngày: Mực nước hạ lưu đập Trà Sư tăng từ 20–40 cm; tại ngã 3 kênh Trà Sư với kênh Đào, gia tăng 10–20 cm; tại ngã 3 kênh Trà Sư với kênh Cần Thảo, tăng 5–10 cm; tại Tri Tôn mực nước không tăng ngược lại còn bị giảm trong thời gian xả đập do triều xuống và lũ đang giảm mạnh.

Tại Hòn Đất, Tân Hiệp của tỉnh Kiên Giang cũng không bị gia tăng mực nước sau khi xả đập, ngược lại mực nước sau thời gian xả đập, vẫn bị giảm theo triều

Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam cho rằng, thời gian xả đập theo thống nhất giữa 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang là phù hợp với quy trình vận hành công trình thủy lợi vùng TGLX đã được phê duyệt.

Những ngày đầu sau khi xả lũ mực nước lũ các huyện/TP  như: TP Châu Đốc, các huyện Tịnh Biên và Châu Phú mực nước lên khá nhanh, tuy nhiên cao độ dâng mực nước là không cao, chỉ ở mức 10–20 cm.

Riêng khu vực sau đập mực nước dâng cao ở mức 20–40 cm. Các khu vực khác như Tri Tôn (An Giang), Tân Hiệp và Hòn Đất (Kiên Giang) hầu như mực nước không dâng lên sau khi xả đập.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.