Cuộc thử nghiệm lớn
Các nhà cung cấp trái cây hàng đầu của liên minh châu Âu (EU) bắt đầu chuyển sang trồng chuối với tham vọng làm cho nền nông nghiệp xanh hơn- được Brussels đưa vào thử nghiệm.
Trước đó, các chiến lược Green Deal và Farm to Fork của EU đã đánh dấu một bước ngoặt, khi giới chức nhận thấy tính cần kíp của việc làm cho các hệ thống sản xuất thực phẩm bền vững hơn, bao gồm cả việc loại bỏ các hóa chất nông nghiệp độc hại nhất.
Tuy nhiên khi Brussels triển khai kế hoạch, các cường quốc nông nghiệp như Pháp và Tây Ban Nha vẫn nhất quyết rằng việc nghiêng về xu hướng canh tác xanh hơn sẽ không khiến các nhà sản xuất và nông dân của họ có thể lấn át bởi các loại thực phẩm rẻ hơn được trồng với các tiêu chuẩn lỏng lẻo hơn nhập khẩu từ bên ngoài khối.
Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng EU vào mùa xuân này, Paris đang tìm cách tận dụng khả năng của mình trong việc định hình lại lộ trình chính sách của khối để đưa ra một đề xuất mới như một điều khoản phản chiếu.
Quan điểm của Pháp với tư cách là một cường quốc thương mại nông sản cho rằng, EU có quyền bảo vệ nền nông nghiệp bền vững trên phạm vi quốc tế và tiên phong điều chỉnh chính sách kinh doanh lương thực toàn cầu cho phù hợp. Trong khi ban đầu tỏ ra thận trọng về việc thúc đẩy điều khoản nhân bản, Ủy ban châu Âu đã bắt đầu để tâm đến khái niệm này và hiện đang cân nhắc cách tốt nhất để hướng tới.
"Chúng tôi được kỳ vọng sẽ dẫn đầu quá trình chuyển đổi toàn cầu sang các hệ thống thực phẩm bền vững. Các chính sách của châu Âu ‘phải giúp nâng cao các tiêu chuẩn bền vững trên toàn thế giới’ và ‘thận trọng tránh rơi vào việc gia công cho các nước thứ ba những hoạt động có hại đã bị cấm’", Ủy viên An toàn Thực phẩm EU Stella Kyriakides nói với các Bộ trưởng nông nghiệp EU hồi tháng trước.
Việc cấm sử dụng thuốc trừ sâu mất cân đối là một mặt trận quan trọng trong cuộc chiến giành lấy sự bền vững trong canh tác và tạo sân chơi quốc tế cho nông dân EU. Trước đó, lệnh cấm của khối đối với một loại thuốc diệt nấm phổ rộng được sử dụng rộng rãi trên rau quả có tên là mancozeb cũng được coi là “rất quan trọng” đối với các nhà cung cấp chuối hàng đầu của EU, vốn đang nổi lên như một thử nghiệm cụ thể đầu tiên về mức độ sẵn sàng của Brussels trong việc tăng cường chuỗi thương mại nông sản toàn cầu.
Các động thái mới được nhiều tổ chức bảo vệ môi trường ca ngợi, bởi lệnh cấm được đưa ra sau khi cơ quan giám sát an toàn thực phẩm của EU là EFSA cuối năm 2020 nói rằng, mancozeb được sử dụng trong nhiều thập kỷ trên mọi thứ, từ củ cải, hành đến khoai tây, là chất độc hại đối với sức khỏe con người và môi trường. “Chúng tôi không thể chấp nhận rằng thuốc trừ sâu có hại cho sức khỏe được sử dụng ở EU”, bà Kyriakides cho biết.
Tuy nhiên lệnh cấm của EU đối với mancozeb hiện cũng đang làm gia tăng các vụ tấn công từ bên ngoài khối, khi nông dân trồng chuối ở Mỹ Latinh lo ngại rằng EU có thể tiến tới kiểm soát nhập khẩu đối với trái cây trồng bằng mancozeb, loại thuốc đã phun khắp các đồn điền rộng lớn của họ để chống lại căn bệnh đốm cháy lá Black Sigatoka, do một loại nấm gây ra phổ biến và tàn phá mùa thu hoạch chuối của họ.
Hiện hơn 70% nguồn cung chuối của EU đến từ các nước Mỹ Latinh, dẫn đầu là Ecuador, Colombia và Costa Rica. Vào thời điểm mà các nhà lãnh đạo EU đang bàn tính về việc đi đầu hướng tới các mô hình nông nghiệp sinh thái và xanh hơn, quyết định về mancozeb đang có nguy cơ khiến Brussels trở thành tâm điểm chú ý khi phải lựa chọn giữa việc tiếp tục duy trì giọng điệu về thực phẩm xanh hơn và làm mất ổn định nguồn cung cấp chuối đáng tin cậy, đồng thời gây khó chịu cho các đối tác thương mại hàng đầu.
Áp lực
Theo kết quả của lệnh cấm, EFSA đang xem xét các rủi ro đối với người tiêu dùng từ dư lượng mancozeb trong thực phẩm nhập khẩu (MRL). Trên cơ sở xem xét này, Ủy ban châu Âu sẽ quyết định liệu có thắt chặt các giới hạn pháp lý về dư lượng mancozeb được phép trong sản phẩm nhập khẩu hay không.
Quyết định này dự kiến sẽ được đưa ra vào tháng 4 tới, khi Paris điều chỉnh đề xuất điều khoản phản chiếu của mình và hối thúc Brussels "tính toán kỹ hơn các thách thức môi trường toàn cầu khi xác định ngưỡng dư lượng tối đa trên chuối nhập khẩu".
Các báo cáo mới cho thấy, một loạt những gã khổng lồ trái cây như Del Monte, Chiquita và Dole Foods, có nguồn gốc từ Mỹ Latinh, lo ngại rằng việc đưa ra MRL có thể gây nguy hiểm cho vị thế là nhà cung cấp trái cây ưa thích hàng đầu của EU.
Trong một lá thư gửi tới các quan chức EU vào tháng Giêng, Alber & Geiger, tổ chức vận động hành lang Brussels, thay mặt cho ba công ty sản xuất lập luận rằng các đồn điền ở Mỹ Latinh “phụ thuộc” vào mancozeb để cung cấp phần lớn nhu cầu của EU về chuối. Nội dung bức thư lập luận rằng, các điều khoản hiện hành không nên thay đổi vì "việc sử dụng thuốc trừ sâu mancozeb trên chuối rủi ro không đáng kể đến sức khỏe người tiêu dùng".
Tuy nhiên các nhóm chống thuốc trừ sâu ở EU không đồng ý, cảnh báo rằng hiện không có phương pháp khoa học nào để phân biệt và truy vết mancozeb cũng như các loại hóa chất tương tự. “Mancozeb là một loại thuốc trừ sâu gây rối loạn nội tiết, nó được phân loại là độc hại đối với sinh sản, gây rủi ro cao cho các loài chim và động vật có vú… Điều này ngụ ý rằng từ góc độ khoa học, không có mức độ an toàn nào có thể được chứng minh”, Salomé Roynel đến từ cơ quan Hành động chống thuốc bảo vệ thực vật của EU cho biết.
Ông Roynel nói: “Trong bối cảnh của Chiến lược Farm to Fork, EU cam kết chấm dứt các tiêu chuẩn kép. Đây là trường hợp điển hình của một chất rất độc hại mà các đối tác thương mại đang cố gắng duy trì ngầm các tiêu chuẩn nước đôi”.
Trong khi đó, các nhà cung cấp chuối hàng đầu của châu Âu được cho là cũng “đang chùn bước” trước viễn cảnh sẽ mất đi một loại thuốc diệt nấm mà họ đã tin dùng trong nhiều thập kỷ. “Các sản phẩm khác không hiệu quả bằng mancozeb. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng của chuối Mỹ Latinh”, Juan José Pons, điều phối viên của ngành hàng nhập khẩu chuối Ecuador, bao gồm các công ty đa quốc gia như Chiquita, Fyffes, Del Monte và Dole cho biết.
Tuy nhiên những người ủng hộ việc canh tác xanh hơn lập luận rằng, thay vì nhượng bộ trước áp lực vận động hành lang của các công ty đa quốc gia lớn, Brussels nên coi đây là cơ hội sớm để lật ngược tình thế về cách trồng trọt của một trong những loại trái cây được giao dịch nhiều nhất thế giới.
Alistair Smith, điều phối viên quốc tế tại nhóm thương mại công bằng Banana Link, nói rằng, có một thực tế là mancozeb là "cực kỳ có hại" cho cả người lao động và môi trường nên đây sẽ là cơ sở thuyết phục để Brussels hạn chế việc sử dụng nó. Tuy nhiên ông Smith cũng cho rằng, ngành công nghiệp đang gặp khó khăn bởi vì chưa có sự chuẩn bị để chuyển đổi cũng như đầu tư vào các loại hóa chất (ít độc hại hơn), nhất là việc sản xuất chuối toàn cầu đang chịu áp lực ngày càng tăng do biến đổi khí hậu và các loại sâu bệnh mới.
Ông Pons nói rằng, nếu EU đang thúc đẩy chương trình nghị sự về điều khoản phản chiếu của mình, sửa đổi các quy tắc nhập khẩu đối với chuối, thì họ cũng nên sẵn sàng đối phó với sự thất bại của việc phá vỡ chuỗi giá trị của một trong những loại trái cây rẻ nhất và phổ biến nhất.