| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi số ngành thủy sản: [Bài 2] Nhân rộng cách làm hay

Thứ Sáu 10/11/2023 , 09:50 (GMT+7)

Sau gần một năm lập nhóm Zalo, công tác kiểm tra, quản lý hoạt động các tàu cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với trước đó.

Sáng kiến này được xuất phát từ xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu) - là một xã chuyên ngư nghiệp, có lượng tàu cá khá lớn hoạt động vùng khơi. Hiện nay, Phước Tỉnh đã số hóa công tác quản lý, thông tin bằng việc thành lập nhóm Zalo với gần 300 chủ tàu cá trên địa bàn.

Nhờ áp dụng chuyển đổi số trong quản lý, thông tin, từ đầu năm đến nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ngăn chặn hiệu quả tình trạng tàu cá vi phạm đánh bắt ở vùng biển nước ngoài, không có vụ việc nào xảy ra. Ảnh: MS.

Nhờ áp dụng chuyển đổi số trong quản lý, thông tin, từ đầu năm đến nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ngăn chặn hiệu quả tình trạng tàu cá vi phạm đánh bắt ở vùng biển nước ngoài, không có vụ việc nào xảy ra. Ảnh: MS.

Ông Phan Thạch, Chủ tịch UBND xã Phước Tỉnh hào hứng chia sẻ: “Lâu nay ngư dân đi biển đánh bắt thường chỉ quen lúc rảnh hay trước khi về bờ mới lấy sổ ra ghi “hồi ký khai thác” chứ không phải là ghi nhật ký đúng như quy định. Do đó, trong mỗi buổi ăn sáng, cà phê cùng ngư dân được tổ chức vào cuối tuần, chúng tôi sẽ lồng ghép tuyên truyền việc ghi nhật ký điện tử để giúp bà con hiểu thêm và ứng dụng tiện lợi, hiệu quả”.    

Theo ông Thạch, địa phương xác định đây là “cuộc chiến” về chuyển đổi số, đề nghị Ban quản lý các cảng cá cần hỗ trợ vận động, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa và hướng dẫn để bà con ngư dân áp dụng hiệu quả trong việc ghi nhật ký khai thác và kết nối giám sát hành trình...

Đánh giá cao về sáng kiến của xã Phước Tỉnh đi tiên phong trong việc số hóa công tác quản lý, ông Lê Tòng Văn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) cho biết: “Cách làm hay này của xã Phước Tỉnh đã nhanh chóng lan truyền trên toàn địa bàn tỉnh.

Nhờ đó, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã ngăn chặn hiệu quả tình trạng tàu cá vi phạm đánh bắt ở vùng biển nước ngoài, không có vụ việc nào xảy ra. Các vi phạm mất kết nối máy giám sát hành trình cũng giảm hơn 65%”.

Trong mỗi buổi ăn sáng, cà phê cùng ngư dân được tổ chức vào cuối tuần, cơ quan chức năng cùng chính quyền địa phương lồng ghép tuyên truyền Luật Thủy sản và ghi nhật ký điện tử để giúp bà con hiểu thêm cũng như ứng dụng tiện lợi, hiệu quả. Ảnh: MS.

Trong mỗi buổi ăn sáng, cà phê cùng ngư dân được tổ chức vào cuối tuần, cơ quan chức năng cùng chính quyền địa phương lồng ghép tuyên truyền Luật Thủy sản và ghi nhật ký điện tử để giúp bà con hiểu thêm cũng như ứng dụng tiện lợi, hiệu quả. Ảnh: MS.

Theo ông Văn, khi phát hiện tàu cá nào vượt ranh giới đánh bắt qua vùng biển nước ngoài hay mất kết nối hành trình, gặp khó khăn, sự cố khi đi biển, nhóm sẽ thông báo ngay cho nhau để kịp thời khắc phục và giúp đỡ. Đồng thời, sẽ có thêm sự tham gia của các cấp lãnh đạo huyện, tỉnh, Chi cục Thủy sản, đồn biên phòng, công an… Từ đó, công tác quản lý tàu cá theo quy định IUU, thông tin tuyên truyền, khắc phục sự cố và xử lý vi phạm được minh bạch, thuận lợi, nhanh chóng hơn trước.

Tại tỉnh BR-VT, việc chuyển đổi số trong ngành thủy sản còn được áp dụng ở các cảng cá, cơ quan chức năng trong việc giám sát sản lượng và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác, phục vụ cho công tác xuất khẩu. Tất cả các số liệu, thông tin, hồ sơ tàu cá, xử lý vi phạm đều được cập nhật lên hệ thống dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase). Đây là một trong những yêu cầu của Đoàn thanh tra châu Âu (EC) để gỡ “thẻ vàng” IUU.

Việc chuyển đổi số trong ngành thủy sản tỉnh BR-VT còn được áp dụng ở các cảng cá, cơ quan chức năng trong việc giám sát sản lượng và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác, phục vụ cho công tác xuất khẩu. Ảnh: MS.

Việc chuyển đổi số trong ngành thủy sản tỉnh BR-VT còn được áp dụng ở các cảng cá, cơ quan chức năng trong việc giám sát sản lượng và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác, phục vụ cho công tác xuất khẩu. Ảnh: MS.

Hiện, BR-VT đang đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số nên việc trang bị cho người dân, ngư dân những kiến thức, công cụ để sẵn sàng tham gia quá trình chuyển đổi số của tỉnh là rất thiết thực. BR-VT cũng đặt mục tiêu mỗi hộ gia đình đều có cáp quang Internet, 100% người dân đều có thiết bị thông minh, 50% người dân, 100% doanh nghiệp có tài khoản thanh toán điện tử và chữ ký số.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh BR-VT, thời gian qua tỉnh cũng hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc bằng tem điện tử thông minh QR code nhằm minh bạch thông tin về nguồn gốc hàng hóa, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của các thị trường xuất khẩu.

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, bà Phạm Thị Na, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh BR-VT cho biết: “Tỉnh đang khuyến khích chuyển đổi tàu cá làm nghề lưới kéo khai thác không có hiệu quả sang các loại nghề câu, lưới rê, lồng bẫy; đồng thời vận động bà con ngư dân tích cực ứng dụng chuyển đổi số trong các hoạt động sản xuất, khai thác đánh bắt nhằm nâng cao hiệu quả thông tin, liên lạc kịp thời khi ở bờ cũng như lúc vươn khơi; chuyển đổi số sẽ giúp bà con chia sẻ công việc, trao đổi kinh nghiệm mọi nơi mọi lúc rất thuận tiện”.

Tỉnh BR-VT hiện có 7 doanh nghiệp, 2 HTX hoạt động trong lĩnh vực khai thác thủy sản, 334 tổ hợp tác đoàn kết đánh bắt trên biển. Sản lượng đánh bắt bình quân khoảng 300.000 tấn/năm. Hiện tổng số tàu cá thuộc diện đăng ký quản lý của tỉnh trên 4.600 tàu, trong đó trên 2.700 tàu khai thác vùng khơi, chiếm 59%. Phần lớn các tàu cá đã được trang bị đồng bộ máy móc tiên tiến, hiện đại như máy tầm ngư, máy định vị, máy đo độ sâu, vô tuyến điện tầm xa…

Để góp phần thực hiện chuyển đổi số, Sở NN-PTNT tỉnh BR-VT đã phối hợp với các đơn vị liên quan đưa 100% thông tin, hình ảnh các sản phẩm OCOP của tỉnh lên sàn thương mại điện tử, tạo hơn 25.000 tài khoản dữ liệu số và gian hàng thương mại điện tử.

Xem thêm
Làng nghề nuôi cá giống Hội Am thắng lớn ngày ông Táo

HẢI PHÒNG Do sức mua tăng nên người dân nuôi cá chép giống phục vụ ngày ông Táo ở làng Hội Am, xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo thắng đậm.

Giảm khai thác, tăng nuôi trồng, nâng cao giá trị thủy sản

Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.

Bình luận mới nhất