| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi số tạo giá trị, động lực tăng trưởng nông nghiệp bền vững

Thứ Sáu 24/05/2024 , 16:12 (GMT+7)

HẬU GIANG Chuyển đổi số là nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, động lực tăng trưởng nông nghiệp bền vững.

Chuyển đổi số là nền tảng cho phát triển

Trong khuôn khổ Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2024, sáng 24/5, tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng Hội Tin học TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo Chuyển đổi số thúc đẩy nông nghiệp bền vững.

Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang khẳng định, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, chuyển đổi số trong nông nghiệp sẽ tạo ra giá trị mới, động lực tăng trưởng bền vững. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang khẳng định, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, chuyển đổi số trong nông nghiệp sẽ tạo ra giá trị mới, động lực tăng trưởng bền vững. Ảnh: Trung Chánh.

Khai mạc hội thảo, ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang khẳng định, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, đang được thực hiện theo 3 trụ cột là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Thực tế cho thấy chuyển đổi số là một trong những giải pháp quan trọng, cấp thiết trên mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội.

Công nghệ số giúp quản lý sản xuất nông nghiệp hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và công sức lao động. Ảnh: Trung Chánh.

Công nghệ số giúp quản lý sản xuất nông nghiệp hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và công sức lao động. Ảnh: Trung Chánh.

Chuyển đổi số hiện nay là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả quản lý cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, tạo ra giá trị mới, động lực tăng trưởng mới.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp hiện nay chủ yếu là các phần mềm ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu (Data Analytics) để giúp quản lý rủi ro, cảnh báo sớm thiên tai, dịch bệnh… Từ đó, các cấp, các ngành, người nông dân sẽ có biện pháp ứng phó kịp thời, hạn chế được rủi ro do biến đổi khí hậu, sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững hơn.

Trung tâm Thông tin và ứng dụng khoa học công nghệ, Sở KH-CN tỉnh Hậu Giang giới thiệu các giống cây trồng được tạo ra từ nuôi cấy mô. Ảnh: Trung Chánh.

Trung tâm Thông tin và ứng dụng khoa học công nghệ, Sở KH-CN tỉnh Hậu Giang giới thiệu các giống cây trồng được tạo ra từ nuôi cấy mô. Ảnh: Trung Chánh.

Ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data) kết hợp với công nghệ sinh học sẽ giúp phân tích dữ liệu về môi trường, các loại đất, đặc điểm cây trồng, vật nuôi và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của đối tượng nuôi, trồng, giúp người sản xuất đưa ra những quyết định phù hợp như bón phân, tưới nước, phun thuốc, thu hoạch.... Những quyết định chính xác sẽ giúp nhà nông nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư đầu vào, giảm chi phí, giảm ô nhiễm nguồn nước và đất đai, bảo vệ được sự đa dạng sinh học.

Theo ông Long, thời gian qua ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang đã xây dựng kế hoạch ứng dụng chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý, xây dựng bộ dữ liệu và lắp đặt các thiết bị nông nghiệp thông minh như trạm quan trắc sâu rầy thông minh, trạm đo mặn tự động... phục vụ cho sản xuất, cảnh báo và quản lý điều hành.

Cùng với đó là áp dụng phần mềm quản lý văn bản, theo dõi công việc, Sở còn xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu cho các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, thủy lợi, nước sạch, quản lý chất lượng nông lâm sản…

Chuyển đổi số phát triển nông nghiệp bền vững

Ông Nguyễn Văn Vũ Minh, Giám đốc Sở NN- PTNT Đồng Tháp chia sẻ kinh nghiệm trong chuyển đổi số thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.

Ông Minh cho rằng, hiện nay một số loại nông sản chủ lực của ĐBSCL về năng suất đã tăng đụng trần và có xu hướng đi ngang hoặc giảm. Muốn tăng được năng suất chỉ còn giải pháp áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất. Hoặc giữ ổn định năng suất nhưng gia tăng thêm về giá trị, ứng dụng cơ giới hóa để giảm công lao động, giảm chi phí. Chế biến chuyên sâu và tận dụng tất cả các phụ phẩm theo quy trình tuần hoàn khép kín.  

Các diễn giả thảo luận bàn tròn, chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo Chuyển đổi số thúc đẩy nông nghiệp bền vững. Ảnh: Trung Chánh.

Các diễn giả thảo luận bàn tròn, chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo Chuyển đổi số thúc đẩy nông nghiệp bền vững. Ảnh: Trung Chánh.

Chia sẻ về chuyển đổi số trong phát triển sản phẩm OCOP, ông Nguyễn Đức Long, Phó Chủ Tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Hương Việt, cho rằng chuyển đổi số OCOP là bao hàm tất cả quá trình từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm.

Chuyển đổi số OCOP mang lại 6 lợi ích. Một là tạo ra không gian quảng bá sản phẩm chất lượng, sự kiện trong chương trình OCOP. Hai là kết nối nhu cầu tìm kiếm, mua bán và hợp tác từ đơn vị doanh nghiệp, cơ sở xuất xuất trong và ngoài tỉnh. Ba là ứng dụng các công nghệ mới nhất làm tôn lên giá trị các sản phẩm đặc hữu địa phương. Bốn là cung cấp đầy đủ tiện ích cho mọi đối tượng tham gia khai thác như các đơn vị sản xuất - vùng sản xuất uy tín, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, các sản phẩm nổi bật theo mùa - khuyến mãi - theo thị hiếu thị trường. Năm là có công cụ quản lý và xử lý nghiệp vụ dành cho cán bộ chuyên môn, cán bộ phụ trách chương trình OCOP giảm thời gian, chi phí. Sáu là tạo lập, kết nối, liên thông, chia sẻ và khai thác thông tin tạo nên hệ sinh thái giữa các tỉnh, thành, khu vực với hệ sinh thái vùng, quốc gia.

Ông Ngô Văn Bích, Giám đốc phát triển mạng nhà nông chia sẻ về những lợi ích khi nông dân tham gia phát triển nông nghiệp số. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Ngô Văn Bích, Giám đốc phát triển mạng nhà nông chia sẻ về những lợi ích khi nông dân tham gia phát triển nông nghiệp số. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Ngô Văn Bích, Giám đốc phát triển mạng nhà nông cho biết: “Mạng nhà nông ra đời là một giải pháp chuyển đổi số trong nông nghiệp và hỗ trợ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ nông sản”. Đối tượng phục vụ của mạng nhà nông chính là nông dân, nhất là các hợp tác xã nông nghiệp.

Hiện nay, trên cả nước có trên 19.500 hợp tác xã nông nghiệp, với khoảng 6 triệu thành viên tham gia. Để hỗ trợ nông dân, mạng nhà nông phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai cung cấp thông tin, hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn bà con nông dân qua kênh tổ khuyến nông cộng đồng và lực lượng khuyến nông cơ sở.

Về hỗ trợ nông dân kết nối tiêu thụ nông sản, mạng nhà nông đã thành lập “Sàn mua - bán trước nông sản” giúp nông dân đăng ký nhu cầu mua, bán sản phẩm với diện tích, sản lượng dự kiến và thời gian thu hoạch. Mạng nhà nông sẽ giúp kết nối cung cầu, giúp tiêu thụ sản phẩm hiệu quả.

Mạng nhà nông là diễn đàn trao đổi thông tin, giúp nhà nông nắm bắt được nhu cầu thị trường, cập nhật tin tức chính sách của Đảng, Nhà nước và các hiệp định liên quan đến nông nghiệp trước khi bắt tay vào đầu tư sản xuất. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (A.I.) để hỗ trợ giải đáp thắc mắc trực tuyến. Giúp các tổ chức nông dân lập kế hoạch sản xuất mùa vụ, kết nối các tổ chức tín dụng, bảo hiểm.

Xem thêm
Xuất khẩu chè của Việt Nam 10 tháng tăng cả về khối lượng và giá trị

Tính chung 10 tháng năm 2024, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt hơn 120 nghìn tấn, trị giá gần 212 triệu USD.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Bức tranh tài chính khả quan của GELEX

5 năm gần đây, GELEX chưa có báo lỗ, quy mô của GELEX được gia tăng mạnh mẽ, trở thành 1 trong 30 công ty có doanh thu lớn nhất trên sàn chứng khoán.

Độ nóng bất ngờ của căn phòng 3 ngủ tại Hanoi Melody Residences

Căn hộ 3 phòng ngủ (có diện tích từ 95-145m2) tại Hanoi Melody Residences đang được khách hàng rất quan tâm xuống tiền ngay giữa bối cảnh giá thị trường chung không ngừng gia tăng.