| Hotline: 0983.970.780

Chuyện dưới chân núi Pha Luông [Bài cuối]: Bản Suối Thín toàn trẻ con

Thứ Hai 02/10/2023 , 06:30 (GMT+7)

Trưởng bản Sồng A Trinh 28 tuổi có lẽ là người đầu tiên ở bản Suối Thín học đến Cao đẳng Sư phạm Sơn La.

Những đứa trẻ trọ học ở bản Suối Thín. Ảnh: Dương Đình Tường.

Những đứa trẻ trọ học ở bản Suối Thín. Ảnh: Dương Đình Tường.

Chú đang làm gì đấy, cho cháu xin miếng

Sự học của Trinh là cả một kỳ tích. Lớp 1, lớp 2 cậu học ở bản Suối Thín cũ (xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) nhưng lớp 3 học ở bản mới, con đường xuống trường phải mất 3 tiếng, lớp 4 học ở xã, con đường đến trường phải mất cả 1 buổi. Bản cũ ở giữa rừng, không đường, không điện, không trạm, không trường, thấy chuyện đi lại của dân vất vả quá nên năm 2004 Nhà nước đã tổ chức di hết các hộ ra chỗ mới.

Ngặt nỗi, đất ở đây chủ yếu là cát chỉ cây ngô sống được, còn cây lúa thì không, dân lại bỏ về bản cũ hết. Hiện 76 hộ ở bản cũ, chỉ có 2 hộ ở bản mới là Hờ A La và Sồng Thị Hờ. Còn 5 hộ khác ở nửa nơi này, nửa nơi nọ vì họ có hai nhà, chia đôi số nhân khẩu ra, bản cũ người già hay lao động chính ở, bản mới người trẻ ở. Như nhà trưởng bản có 5 nhân khẩu thì mẹ, bà và em trai ở bản cũ, còn bố và Trinh ở bản mới cho tiện đi họp, đi làm. Tuy vậy cậu vẫn thường xuyên về bản cũ làm 1ha ruộng, chăn 6 con trâu, 3 con bò và 5 con lợn bởi phụ cấp của trưởng bản được có 2,5 triệu mỗi tháng.

Trinh kể, dân số của bản mới chủ yếu là trẻ con với 10 túp lều tạm trọ học và khoảng 70 học sinh từ mẫu giáo đến lớp 5. Ngoài ra còn mấy học sinh nữa đang ở nhờ luôn tại nhà trường mà đông nhất phải kể đến đàn con 6 đứa của Thào A Hù - người năm nay mới ngoài 30 tuổi.

Bữa ăn chỉ có cơm trắng và canh mướp suông. Ảnh: Dương Đình Tường.

Bữa ăn chỉ có cơm trắng và canh mướp suông. Ảnh: Dương Đình Tường.

Có tiền thì bố mẹ chúng mua cho ít cá mắm, mì tôm làm thức ăn, lắm lúc chỉ cơm trắng với bát muối ớt. Hờ A T có bố đi cai nghiện, mẹ ở nhà nuôi 2 con học, ăn cơm thường chẳng có cả mì tôm mà chan. Nhà trưởng bản có nương sắn công nghiệp, trâu bò tham ăn nhiều lá còn bị ngộ độc nhưng học sinh vẫn cứ hái về, có dầu thì xào, còn không thì luộc chấm muối ăn. Trinh can, chúng trả lời rằng không sao cả.

Học sinh, mùa măng hái về luộc hay nướng, mùa trẩu chín đi nhặt quả về để bán với giá 4.000 - 5.000 đồng/kg. Đám con trai đi bẫy chuột, đi bắt cá ngoài suối để cải thiện thêm nhưng không phải lúc nào cũng có nên chủ yếu vẫn là cơm trắng ăn với canh mì tôm. Mỗi lần bản có đám cưới, bố mẹ đến hộ, chúng kéo đến xin miếng thịt, miếng cá và tranh nhau bốc chỗ thức ăn thừa khi người ta dọn mâm. Đứa nhỏ lấy được, đứa lớn lại giằng mất, đứa bé sức yếu không tranh được thì òa khóc.

“Hai đứa lớp 1, lớp 2 đang ở nhờ trong nhà, nhìn thấy em thái thịt, chúng thừa biết nhưng cứ vờ hỏi: “Chú đang làm gì đấy?”. Em trả lời: “Đang thái thịt”. Chúng nói: “Cho cháu xin miếng”. Em cho, thì chúng lại ra mách với mấy đứa khác đang trọ học ở gần: “Chú Trinh cho tao thịt đấy, mày vào xin đi”. Trung bình mỗi tuần chúng mới có 1 bữa cơm có thức ăn là cá mắm hay thịt lợn”.

Những túp lều trọ học ở Suối Thín. Ảnh: Dương Đình Tường.

Những túp lều trọ học ở Suối Thín. Ảnh: Dương Đình Tường.

Trinh thống kê, bản có 26 hộ nghèo và 3 hộ thiếu ăn gồm Vàng A Páo, Thào Thị Khua và Phàng Thị Cha với đủ lý do như không có lao động, con mắc nghiện hay già yếu. Bà Khua năm nay khoảng 70 tuổi mà vẫn còn đi làm nương, vẫn lên rừng lấy củi bán, mỗi bó được 20.000 đồng. Bản có 5 người đi cai nghiện, khoảng 10 người đi tù vì buôn ma túy. Suối Thín cũ quá xa trung tâm xã và quá gần Lào, ma túy sẵn, rừng lại rộng, hễ động thì trốn vào rừng hay lán nương thì công an cũng chịu. Bởi thế vẫn còn những người nghiện, chơi thuốc vẫn đang nằm ngoài vòng pháp luật.

“Giờ thuốc phiện không có nữa nhưng hồng phiến rất sẵn, giá rẻ, trước 50.000 đồng/viên, nay chỉ khoảng 10.000 đồng/viên. Lúc có thuốc người hưng phấn lên, không biết làm gì thì nửa đêm bổ củi, quét nhà, rửa bát, còn đói thuốc thì ngủ suốt ngày. Lâu lâu, công an nửa đêm lại lên vây bắt được 1 - 2 đối tượng thì cả bản bỏ chạy. Người ta chỉ sợ mỗi lúc bị còng tay thôi, khóc lóc nhờ xin cho, khi không xin được, bắt đi cai rồi về lại nghiện. Khó dẹp được lắm”.

Các cô giáo tranh thủ giặt quần áo cho học sinh. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Các cô giáo tranh thủ giặt quần áo cho học sinh. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Quả trứng chia tư, con cá mắm chia bảy

Tôi gặp Đồng Thị Lâm, giáo viên mẫu giáo duy nhất của điểm trường Suối Thín khi cô đang lo cho một học sinh vì mải chơi mà ị cả ra quần. Lớp học của cô có 27 học sinh thì 22 thiếu giấy khai sinh, phần lớn do mẹ đẻ lúc chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn. Mấy năm nay có dự án nuôi em đến trường nên mỗi đứa được hỗ trợ 6.800 đồng tiền thức ăn, còn gạo do phụ huynh đóng góp để cô nấu giúp bữa trưa. Có tí thịt, tí đậu, tí trứng nên học sinh mẫu giáo gần đây đến đông hẳn.

Nhưng học sinh tiểu học thì không được hỗ trợ những bữa ăn trưa 6.800 đồng như thế. Trong căn lều trọ học do Hờ A Do học sinh lớp 5 làm chủ có tới 7 em gồm 2 học sinh mẫu giáo, 5 học sinh tiểu học. Chúng được bố mẹ cho 5.000 - 10.000 đồng ăn quà mỗi tuần. Thức ăn thường ngày không có gì ngoài mấy gói mì tôm, vài con cá mắm cùng với cơm trắng. Bữa trưa đó, Do lấy 2 con cá mắm to bằng 2 ngón tay từ cái túi ni lông nhỏ treo tòng teng trên vách xuống. Số cá còn lại là 16 con, đủ cho mỗi bữa trưa mỗi ngày 2 con như thế nữa.

Hờ A Do đang cầm 2 con cá mắm chuẩn bị nấu bữa ăn cho 7 người. Ảnh: Dương Đình Tường.

Hờ A Do đang cầm 2 con cá mắm chuẩn bị nấu bữa ăn cho 7 người. Ảnh: Dương Đình Tường.

Sau khi khéo léo vần cái nồi cơm sôi đã cạn xuống đám tro nóng để cho chín tiếp, Do bắt đầu chế biến đến món cá mắm. Tôi chú ý vào bàn tay bé nhỏ của cậu. Khi nước trong xoong sôi, cậu dằm 2 con cá bé tẹo, mặn chát ấy ra thành những mảnh vụn rồi cho thêm tí muối, thế là thành nồi canh để 7 đứa xì xụp chan. Mỗi đứa chắc được không quá ¼ thìa là bã cá mắm thế mà giúp chúng lùa được tới 3 - 4 bát cơm.

Lều của Sồng A Lử lớp 5 có 4 học sinh gồm lớp 5, lớp 4, lớp 3 và lớp 1. Kể từ 2 năm nay Lử ngày 2 buổi phải đi bộ từ Suối Thín xuống Pha Luông, cách đó chừng 3km đường núi để học vì ở đây ít học sinh không đủ để tổ chức lớp. Bữa trưa hôm đó Lử nấu món canh mướp suông với muối trắng, còn thức ăn là 1 quả trứng trưng mặn lên rồi chia đều ra 4 phần. Mấy quả trứng còn lại sẽ được chia theo đúng công thức mỗi ngày 1 quả chia ra làm 4 phần như thế.

Sồng A Lử đang đập 1 quả trứng tráng cho 4 người ăn. Mỗi ngày có 1 quả trứng như thế là đã may mắn. Ảnh: Dương Đình Tường. 

Sồng A Lử đang đập 1 quả trứng tráng cho 4 người ăn. Mỗi ngày có 1 quả trứng như thế là đã may mắn. Ảnh: Dương Đình Tường. 

Tình cờ thế nào trưa đó tôi gặp cô giáo Vũ Thị Hạnh - Trường Tiểu học Chiềng Sơn lên tận từng lều học để nhắc nhở học sinh về việc giữ vệ sinh, sắp xếp đồ đạc gọn gàng. Cả Do và Lử đều là học sinh của cô Hạnh. “Năm Do học lớp 1 có ông xuống trông, nấu cơm giúp, đến năm lớp 2, lớp 3 em đã phải tự lập rồi. Các em ở đây phần lớn rất tự lập, rất ngoan, chỉ một tiếng trống là ra sân xếp hàng, không phải nhắc. Những đứa được đi học là gia đình có điều kiện một chút rồi, còn không phải ở nhà làm nương, không được đến trường đâu vì hoàn cảnh bố đi tù.

Thấy học sinh nghỉ học cô giáo đành phải đi tìm dù đường rất khó, hiểm trở và nhiều vực sâu. Lên đến bản thấy mỗi quả đồi lác đác vài ngôi nhà, ban ngày không có ai cả nên cô đành chờ trời tối đến nhờ trưởng bản dẫn đi. Bước vào nhà, ánh điện mập mờ, học sinh bước từ dưới bếp lên, mặt mày đen nhẻm, quần áo xộc xệch, tay đang cầm nắm cơm. Không cầm được nước mắt, cô ôm lấy học sinh mà ứa lệ. Sau một hồi lâu động viên gia đình và học sinh cùng với tác động của trưởng bản em Nh đã quay lại trường và học hết lớp 5. Lên lớp 6 Nh lại bỏ học vì nhà đông em nên phải phụ mẹ làm nương.

"Đôi lúc các cô thấy học sinh ăn uống thiếu thốn quá nên thương, chia cho chúng ít kẹo, bánh. Còn các em dù thèm thịt lắm nhưng thấy các cô có thức ăn cũng ý tứ tránh xa, không dám tới gần", cô giáo Vũ Thị Hạnh - Trường Tiểu học Chiềng Sơn.

Cô giáo Vũ Thị Hạnh xới cơm cho học sinh. Ảnh: Dương Đình Tường.

Cô giáo Vũ Thị Hạnh xới cơm cho học sinh. Ảnh: Dương Đình Tường.

Vào đầu tháng 10 của một năm, khi giao mùa bệnh thủy đậu thường lây lan. Các học sinh trọ ở cùng nhau, tự chăm nhau mà không có người lớn. Lớp vắng nên cô phải đi tìm các em trong các căn lều, thấy 4 bạn đều sốt cao nằm đắp chăn. Kéo chăn ra, cô sờ tay lên chán, bạn nào bạn nấy ướt đẫm mồ hôi, người run lên. Cô vạch áo ra xem thì thấy toàn thân các bạn bắt đầu nổi mụn. Nhìn các em cô không cầm được nước mắt, lấy mì tôm nấu cho các em ăn và lấy thuốc cho các em uống rồi gọi gia đình xuống đón các con về.

Nhiều em sáng dậy muộn cũng không kịp ăn xuống lớp học đói lả ra gục đầu xuống bàn. Cô cũng quen với điều đó rồi nên lấy bánh, lấy đồ ăn cho, các em ăn rồi tỉnh dần và tiếp tục học. Cứ như vậy suốt một năm cô trò cùng vượt qua rất nhiều khó khăn để bám trường, bám lớp. Thương các em lắm nên khi được nhận lên vùng trên này dạy học cô đã xin ở lại một năm để góp sức nhỏ bé của mình giúp cho các em được chút nào hay chút đó”... 

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ gần 1.300 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Nguồn kinh phí mà tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Trung ương hỗ trợ sẽ sử dụng để nâng cấp các hồ chứa, khắc phục sạt lở và xây dựng các khu tái định cư.