| Hotline: 0983.970.780

Chuyên gia quốc tế chia sẻ kinh nghiệm trồng và xuất khẩu thanh long

Thứ Hai 09/09/2019 , 14:14 (GMT+7)

Ngày 9/9, tại Tiền Giang đã diễn ra hội thảo quốc tế “Mạng lưới thanh long: Thị trường và chuỗi giá trị”, do Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI) phối hợp với Trung tâm Công nghệ thực phẩm và Phân bón Châu Á Thái Bình Dương (FFTC-ASPAC) tổ chức.

GS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc VAAS, Viện trưởng SOFRI phát biểu khai mạc hội thảo.

Hội thảo đã thu hút rất đông các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà sản xuất, doanh nghiệp (sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu thanh long) đến từ 10 quốc gia trồng thanh long trong khu vực, như Đài Loan, Hoa Kỳ, Nhật bản, New Zealand, Thái Lan, Malaysia, Phillipine, Indonesia, Ấn Độ.

Theo báo cáo, Việt Nam có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất châu Á. Đặc biệt, trong vòng 8 năm qua, diện tích thanh long tăng từ 15.000 ha (năm 2010) lên hơn 48.000 ha hiện nay, sản lượng đạt trên 1 triệu tấn/năm và là quốc gia xuất khẩu thanh long hàng đầu thế giới với giá trị xuất khẩu đạt 1,13 tỷ USD/năm 2018. Hiện, thanh long của Việt Nam đang xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và giữ thị phần lớn nhất châu Á.

Các nhà khoa học và chuyên gia quốc tế dự hội thảo.

Nội dung của hội thảo các nhà khoa học và chuyên gia quốc tế sẽ cùng chia sẻ kinh nghiệm về đánh giá xu hướng sản xuất và tiêu thu thanh long trên thế giới hiện nay; kinh nghiệm trong chiến lược quản lý trong hoạt động canh tác để nâng cao chất lượng nhằm cải thiện các yêu cầu, quy định kiểm dịch thực vật, tiêu chuẩn kỹ thuật; kinh nghiệm hình thành phát triển chuỗi giá trị trong nông sản, đặc biệt với thanh long…từ đó sẽ giúp cho Việt Nam có được thông tin về KHCN để hoàn thiện và chuyển giao cho nông dân.

Đồng thời, giúp cho các DN có cái nhìn toàn diện hơn về kỹ năng cũng như kinh nghiệm phát triển các chuỗi giá trị thông qua việc liên kiết chia sẻ lợi ích với nhau để tạo ra một nền sản xuất và phát triển thị trường ổn định. Qua đó sẽ tăng cường quan hệ đối tác giữa các Viện nghiên cứu và các thành viên của mạng lưới thanh long khu vực châu Á – Thái bình dương, nhằm thúc đẩy phát triển các chương trình hợp tác nghiên cứu…

Chuyên gia quốc tế tham quan mô hình thanh long tại Viện Sofri 

GS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc VAAS, Viện trưởng SPFRI cho biết: Do nhu cầu của thị trường thế giới đang tăng mạnh với trái thanh long trong những năm gần đây, đặc biệt với các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Hài Quốc, Úc và Trung Quốc... thanh long hiện đang là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng và phát triển kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam và trong khu vực.

Các chuyên gia quốc tế trao đổi kinh nghiệm trồng thanh long.

Là một đơn vị nghiên cứu, Viện chúng tôi sẽ tiếp thu tất cả kiến thức, kinh nghiệm đã được các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế chia sẻ tại hội thảo này để tiếp tục thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu.

Thứ nhất: sẽ đẩy mạnh hơn việc chon tạo các giống thanh long chất lượng cao. Thứ hai: sẽ tiếp tục hoàn thiện các đề tài nghiên cứu của mình để tạo ra các quy trình canh tác tiên tiến. Thứ ba: sẽ tập trung vào mảng sơ chế, chế biến, áp dụng kỹ thuật của các nước bạn và cải tạo cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam để tạo ra sản phẩm chế biến có thể đáp ứng được đa dạng nhu cầu thị trường.

Trong khuôn khổ hội thảo quốc tế, các đoàn đại biểu sẽ dành 1 ngày đi thăm thực tế vùng sản xuất thanh long tiên tiến đã được SOFRI chuyển giao cho các địa phương ứng dụng sản xuất hiệu quả trong thời gian qua.

Xem thêm
Diễn biến giá thịt lợn quý I/2025 tăng sớm và tăng nhanh

Như các năm trước, sau Tết Nguyên đán giá thịt lợn thường có xu hướng chững lại, nhưng quý I/2025 lại có một sự khác biệt, giá tăng sớm và tăng nhanh…

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất