| Hotline: 0983.970.780

'Chuyên gia thức ăn thủy sản' bật mí bí quyết chinh phục thị trường

Thứ Hai 13/05/2024 , 18:05 (GMT+7)

‘Thiết kế các loại thức ăn phù hợp với từng đối tượng, từng nhu cầu dinh dưỡng theo từng giai đoạn nuôi để hỗ trợ các đối tượng thủy sản phát triển tốt, khỏe mạnh…’

Đây là bí quyết được ông Hou Hsu Kuang, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long chia sẻ. Cũng chính điều này đã đưa sản lượng tiêu thụ thức ăn thủy sản của Thăng Long năm 2023 vượt mốc 560.000 tấn.

Không chỉ vậy, con giống, chế phẩm sinh học và mô hình kỹ thuật nuôi Thang Long Smart System (TLSS) của Thăng Long cũng đã “ghi điểm” trong lòng bà con nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Ông Hou Hsu Kuang, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long chia sẻ, nuôi tôm, cá quan trọng nhất là hiệu quả kinh tế. Để làm được điều này, phải giảm chi phí, từ đó nâng cao lợi nhuận. Ảnh: Hồng Thắm.

Ông Hou Hsu Kuang, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long chia sẻ, nuôi tôm, cá quan trọng nhất là hiệu quả kinh tế. Để làm được điều này, phải giảm chi phí, từ đó nâng cao lợi nhuận. Ảnh: Hồng Thắm.

Từ “kinh doanh truyền thống” sang “phục vụ kỹ thuật”

Được biết, Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh vật Thăng Long là một trong những tên tuổi có uy tín trong lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản tại thị trường Việt Nam hiện nay, ông có thể giới thiệu đôi nét về Công ty?

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh vật Thăng Long là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, chuyên sản xuất và kinh doanh thức ăn thủy sản; giống tôm, cá; chế phẩm sinh học; chế biến xuất khẩu và cho thuê kho lạnh.

"Trong nuôi trồng thủy sản, thức ăn là một trong những yếu tố quyết định thành công của một vụ nuôi, vì chi phí thức ăn thường chiếm 45 - 60% trong giá thành sản xuất. Do đó để đảm bảo hiệu quả kinh tế cho khách hàng, phải xây dựng thức ăn có chất lượng đảm bảo các yếu tố chất lượng và giá cả", Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long Hou Hsu Kuang nói.

Thăng Long được thành lập vào năm 1999. Đến năm 2011, đã trải qua một cuộc cải cách toàn diện, thay đổi toàn bộ Ban lãnh đạo mới, khôi phục lại chất lượng sản phẩm, xây dựng lại thương hiệu, thiết lập lại kênh phân phối, đưa Thăng Long từ một công ty với doanh số năm chưa đạt 10.000 tấn năm 2011 lên con số 560.000 tấn năm 2023.

Ngành thủy sản Việt Nam phát triển rất mạnh trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là đối với nghề nuôi tôm công nghiệp. Nhằm đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, với quyết tâm thay đổi từ cách “kinh doanh truyền thống” sang định hướng “phục vụ kỹ thuật”, Thăng Long đã thành lập bộ phận kỹ thuật chuyên nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản và chuyển giao kỹ thuật cho khách hàng.

Đối với con tôm, Thăng Long tập trung phát triển mô hình nuôi TLSS, từ việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng con giống, nghiêm khắc chọn dùng từng loại chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng kháng sinh… Qua thời gian người dân áp dụng thực tế, mô hình đã chứng minh được hiệu quả rõ rệt, tỷ lệ thành công cao, kích cỡ tôm thu hoạch đạt trọng lượng lớn hơn, chi phí đầu tư cải tạo và quá trình nuôi thấp, từ đó gia tăng giá trị lợi nhuận cho khách hàng.

Chú trọng nghiên cứu kỹ thuật, tập trung nâng cao chất lượng, cùng chiến lược kinh doanh rõ ràng, Thăng Long đã tạo dựng được hình ảnh và tầm ảnh hưởng nhất định trên thị trường thủy sản trong thời gian qua, được người nuôi tin cậy và ủng hộ, giúp sản lượng tiêu thụ ngày càng tăng.

Tập đoàn đã và đang liên tục xây mới và mở rộng công suất, nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu của khách hàng.

Lý do khiến Thăng Long quyết định đầu tư vào lĩnh vực thủy sản tại thị trường Việt Nam, phải chăng vì đây là thị trường tăng trưởng mạnh như ông vừa chia sẻ? Và từ đó thời điểm khởi đầu đến nay, Công ty đã đạt được những bước tiến nào, thưa ông?

Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hơn 3.200 km bờ biển, đặc biệt vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nguồn tài nguyên nước đa dạng từ nước ngọt, nước mặn, nước lợ, rất phù hợp cho phát triển nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh đó, ngành thủy sản lại được Nhà nước đặc biệt quan tâm, có nhiều định hướng và chính sách hỗ trợ phát triển, cộng với việc đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi trồng thủy sản. Nhận thấy được một tiềm năng to lớn như vậy, nên chúng tôi đã quyết định tập trung đầu tư phát triển lĩnh vực thủy sản tại thị trường Việt Nam.

Tổng công suất sản xuất thức ăn thủy sản của Thăng Long hiện là 800.000 tấn/năm. Ảnh: HT.

Tổng công suất sản xuất thức ăn thủy sản của Thăng Long hiện là 800.000 tấn/năm. Ảnh: HT.

Hiện, Thăng Long đã đầu tư được 5 nhà máy thức ăn thủy sản tại các tỉnh: Long An, Vĩnh Long, Khánh Hòa. Tháng 5/2024, Tập đoàn tiếp tục đưa nhà máy mới tại Hải Dương vào vận hành, nâng tổng số dây chuyền sản xuất thức ăn tôm của Tập đoàn lên 12 chuyền và 10 chuyền sản xuất thức ăn cá, công suất 800.000 tấn/năm và mục tiêu trở thành thương hiệu dẫn đầu trong ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam.

Ngoài mảng thức ăn, Thăng Long cũng rất chú trọng phát triển con giống, bởi đây là một trong những điều kiện có thể giúp cho vụ nuôi thêm thành công.

Thăng Long đã đầu tư 2 trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng và 1 trại sản xuất giống tôm sú tại tỉnh Ninh Thuận với công suất 3 tỷ con giống/năm; 1 trại sản xuất giống cá rô phi, cá điêu hồng tại Sóc Trăng với công suất 200 triệu cá giống/năm.

Đồng thời, cũng đã xây dựng 3 trại nuôi thử nghiệm ở các tỉnh Ninh Thuận, Tiền Giang và Sóc Trăng nhằm nghiên cứu xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản, chuyển giao khoa học công nghệ cho người nuôi tôm, từ đó giúp người nuôi nâng cao tỷ lệ thành công.

Các trại thực nghiệm này cũng là nơi thử nghiệm, so sánh và đánh giá chất lượng của các sản phẩm của Công ty, từ đó giúp các sản phẩm của Công ty chúng tôi luôn có sức cạnh tranh tốt khi chính thức ra ngoài thị trường.

Bên cạnh thuận lợi, theo ông đâu là khó khăn lớn nhất khi đầu tư tại Việt Nam?

Môi trường đầu tư ở Việt Nam rất tốt, tình hình kinh tế chính trị duy trì ổn định, đây là thế mạnh để nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư phát triển.

Khó khăn nhất mà trước đây chúng tôi đánh giá chính là điều kiện vận chuyển hàng hóa với thời gian dài và chi phí tăng cao, do điều kiện địa lý của Việt Nam có dạng hình chữ S trải dài hơn 1.700 km.

Tuy nhiên hiện tại hệ thống đường cao tốc cũng đã được Chính phủ, các bộ, ban, ngành quan tâm kết nối phát triển, giúp cho việc vận chuyển thuận lợi hơn so với trước đây, đặc biệt là tại khu vực miền Tây.

Đồng thời, Tập đoàn chúng tôi cũng đã bố trí nhà máy sản xuất thức ăn ở các tỉnh từ miền Bắc đến miền Nam nên phần nào khắc phục được khó khăn này.

Thiết kế thức ăn phù hợp từng đối tượng

Đến thời điểm hiện tại, có thể thấy Công ty Thăng Long đã có chỗ đứng khá vững chắc tại thị trường Việt Nam. “Bí quyết” giúp Thăng Long đạt được những thành công này liệu có phải đến từ những ưu điểm vượt trội của thức ăn, con giống?

Trong nuôi trồng thủy sản, thức ăn là một trong những yếu tố quyết định thành công của một vụ nuôi, vì chi phí thức ăn thường chiếm 45 - 60% trong giá thành sản xuất. Do đó để đảm bảo hiệu quả kinh tế cho khách hàng, phải xây dựng thức ăn có chất lượng đảm bảo các yếu tố chất lượng và giá cả.

Ở Việt Nam, các loài thủy sản vô cùng phong phú nên Thăng Long đã đầu tư vào mảng nghiên cứu dinh dưỡng với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng thủy sản (Bộ phận nghiên cứu thủy sản).

Con giống trước khi xuất bán được kiểm tra nghiêm ngặt với nhiều chỉ tiêu và Thăng Long cam kết con giống không mang mầm bệnh đặc trưng, đặc biệt là mầm bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm (TPD). Ảnh: HT.

Con giống trước khi xuất bán được kiểm tra nghiêm ngặt với nhiều chỉ tiêu và Thăng Long cam kết con giống không mang mầm bệnh đặc trưng, đặc biệt là mầm bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm (TPD). Ảnh: HT.

Mục tiêu của Bộ phận nghiên cứu thủy sản là thiết kế các loại thức ăn phù hợp với từng đối tượng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo từng giai đoạn nuôi để hỗ trợ các đối tượng thủy sản phát triển nhanh với sức đề kháng tốt, từ đó giúp nâng cao năng suất, gia tăng lợi ích kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm, cá quan trọng nhất là hiệu quả kinh tế. Để làm được điều này, phải giảm chi phí, từ đó nâng cao lợi nhuận. Hiểu rõ điều này, chúng tôi đã tăng cường quản lý giám sát chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, lựa chọn nguyên liệu tốt, thân thiện với môi trường, từ đó nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian nuôi, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp... Đồng thời, kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học để tạo môi trường nuôi tốt, giúp tôm phát triển nhanh hơn, khỏe hơn, chi phí thấp.

Trong lĩnh vực sản xuất giống thủy sản, điểm khác biệt và ưu điểm lớn nhất trong hệ thống sản xuất trại giống Thăng Long chính là: Chọn nhập nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh (SPF) dòng siêu tăng trưởng, tôm giống sản xuất ra mang đặc tính tăng trưởng nhanh, nuôi được cỡ lớn, khả năng kháng bệnh cao và thích nghi với môi trường tốt.

Đàn tôm bố mẹ được cho ăn 100% nguồn dời sạch bệnh SPF nhập khẩu trong suốt quá trình sản xuất. Đối với ấu trùng tuyệt đối không sử dụng kháng sinh, sử dụng thức ăn tổng hợp dinh dưỡng cao cấp và tảo tươi.

Con giống trước khi xuất bán được kiểm tra nghiêm ngặt với nhiều chỉ tiêu và Công ty cam kết con giống không mang mầm bệnh đặc trưng, đặc biệt là mầm bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm (TPD).

Thưa ông, ông có thể chia sẻ định hướng phát triển sản xuất thức ăn của Công ty Thăng Long trong thời gian tới để phù hợp với sự phát triển ngành thủy sản xanh và bền vững?

Phát triển xanh và bền vững là định hướng chung của nền sản xuất trong tương lai và ngành thủy sản cũng không nằm ngoài quy luật này.

Hiện, Công ty chúng tôi đang tìm hiểu và có kế hoạch áp dụng một số công nghệ xanh trong nhà máy sản xuất thời gian tới.

Trước mắt là lắp đặt các thiết bị tiết kiệm điện, đồng thời phát triển ứng dụng công nghệ sinh học trong các mô hình nuôi do công ty xây dựng và chuyển giao tới bà con nuôi thủy sản nhằm sản xuất ra các sản phẩm tôm, cá nguyên liệu đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn thực phẩm.

Xin cảm ơn ông!

Ông Hou Hsu Kuang, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long chia sẻ: "Ngoài mảng thức ăn, Thăng Long cũng rất chú trọng phát triển con giống, bởi đây là một trong những điều kiện có thể giúp cho vụ nuôi thêm thành công".

Thực hiện

Xem thêm
Hướng dẫn phục hồi nuôi thủy sản lồng bè sau mưa bão

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hướng dẫn biện pháp phục hồi nuôi thủy sản lồng bè sau mưa bão.

Hơn 2.100 tàu cá ‘3 không’ của Hà Tĩnh sẽ được đăng ký

Sau khi rà soát tại các địa phương, tỉnh Hà Tĩnh đã công bố danh sách các tàu cá không đủ hồ sơ, cần hoàn thiện để được đăng ký theo quy định.

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới tính minh bạch của sản phẩm thủy sản

84,6% người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Con số này vượt xa mức trung bình toàn cầu là 71%.

Cứu 3 thuyền viên sà lan bị chìm trôi dạt trên biển

Kiên Giang Sà lan KG-49470 bị sóng đánh chìm trên vùng biển gần đảo Hòn Tre, 3 thuyền viên trôi dạt trên biển may mắn đã được lực lượng tìm kiếm cứu hộ cứu vớt an toàn.

Bình luận mới nhất