| Hotline: 0983.970.780

Bệnh vi bào tử EHP trên tôm và giải pháp phòng ngừa

Thứ Ba 10/09/2024 , 11:23 (GMT+7)

ĐBSCL Hiểu biện pháp phòng ngừa là chính, Công ty TNHH Sando đã xây dựng thành công quy trình ngăn ngừa bệnh EHP và áp dụng thành công trên nhiều vùng nuôi.

Công ty TNHH Sando đã xây dựng thành công quy trình ngăn ngừa bệnh EHP và đã áp dụng thành công trên nhiều farm nuôi ngoài thực tiễn. Ảnh: Gia Phú.

Công ty TNHH Sando đã xây dựng thành công quy trình ngăn ngừa bệnh EHP và đã áp dụng thành công trên nhiều farm nuôi ngoài thực tiễn. Ảnh: Gia Phú.

Bệnh (EHP) là gì?

EHP là bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm. EHP khiến tôm chậm lớn, còi cọc . EHP ký sinh trong tế bào gan tụy của tôm sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy làm tôm nuôi không đủ dinh dưỡng để tăng trưởng và lột xác. 

Vì sao phải phòng ngừa EHP? Do hiện nay bệnh EHP chưa có thuốc điều trị. Có thể nói bệnh EHP lây lan rất nhanh. EHP có thể nhiễm từ giống hoặc môi trường. EHP nhiễm từ giống sẽ làm chậm tăng trưởng trước 30 ngày. Nếu EHP từ môi trường, tăng trưởng sẽ bị ảnh hưởng sau 45-50 ngày.

Nếu EHP không được phát hiện sớm sẽ gây thiệt hại nặng khiến tôm chậm lớn, FCR cao, tăng chi phí xử lý môi trường…Khi tôm bị nhiễm EHP dễ có nguy cơ bị phân trắng và ngược lại (phân trắng kết hợp EHP là không thể phục hồi).

Điều kiện lây nhiễm và phát triển bệnh

Tôm thường nhiễm bệnh rất sớm, từ 10-15 ngày sau khi thả giống và ở các giai đoạn của tôm nuôi. EHP có thể lây nhiễm theo chiều dọc từ tôm bố mẹ sang tôm giống hoặc chiều ngang, từ tôm bệnh sang tôm khỏe.

Khi tôm đã bị nhiễm EHP có thể dẫn đến tình trạng mãn tính. Còn đối với tôm sạch bệnh sống chung với tôm bị EHP, có thể bị nhiễm bệnh trong vòng 2 tuần.

Farm nuôi tôm của anh Việt, ở huyện Cần Giuộc, Long An khi áp dụng quy trình đã nuôi thành công 4 vụ liên tiếp, size 22-18 con/kg, đạt sản lượng trên 20 tấn. Ảnh: Gia Phú.

Farm nuôi tôm của anh Việt, ở huyện Cần Giuộc, Long An khi áp dụng quy trình đã nuôi thành công 4 vụ liên tiếp, size 22-18 con/kg, đạt sản lượng trên 20 tấn. Ảnh: Gia Phú.

Nếu tôm ăn phải tôm bị bệnh EHP, có thể bị nhiễm bệnh trong vòng 1 tuần. Trong vòng 15 ngày khi tiếp xúc với đất ao có EHP trong đó, tôm sẽ bị nhiễm bệnh.

EHP phổ biến hơn ở các ao nuôi có độ mặn cao (> 15ppt) so với các ao có độ mặn thấp (<5 ppt), ao đất hơn so với ao lót bạt.

Dấu hiệu nhận biết tôm nhiễm EHP

Khi tôm có dấu hiệu nhiễm EHP tôm chậm lớn, kích cỡ không đều, lệch nhau nhiều. Tốc độ tăng trưởng giảm 50-70% so với thông thường. Đối với tôm giống khi đã bị EHP sau khi đạt 3-4gram/con thì tôm bắt đầu chậm lớn dần và dừng hẳn sự tăng trưởng. Nuôi đến 90-100 ngày tuổi cũng chỉ đạt 4-5 gram/con.

Khi tôm đạt 2-3 gram, có xu hướng giảm ăn, đường ruột và gan tụy kém, mềm vỏ. Vỏ mỏng, cơ thịt trắng (tôm bị stress do EHP). Thường xuất hiện các đốm đen trên cuống mắt, trong mô cơ và dọc theo ruột sau.

Nếu dùng kính hiển vi soi tươi mẫu gan của tôm nuôi sẽ thấy ống gan bị biến dạng, số lượng giọt dầu trong gan ít, có thể phát hiện bào tử EHP ở vật kính 100X.

Còn để kiểm tra chính xác tôm bị EHP bằng pháp nested PCR, phương pháp LAMP.

Giải pháp phòng ngừa EHP

Chọn giống sạch bệnh đã được chứng nhận không nhiễm EHP.

Dùng KMnO4 > 15 ppm hoặc Clo > 40 ppm để khử trùng đáy và nước ao. Sau đó dùng vôi nóng hoặc sút nâng pH lên 11-12. Dùng thiết bị lọc nước loại bỏ các hạt < 2 µm (bào tử này có kích thước < 2 µm).  Diệt vật chủ trung gian lây truyền mầm bệnh (động vật 2 mảnh, giáp xác, giun nhiều tơ…).

Ao nuôi nên có hệ thống xi- phông để loại bỏ chất hữu cơ và hạn chế lây bệnh do ăn phân của nhau. Nuôi mật độ thưa cho thấy EHP nhẹ hơn và giảm lây lan (do liên quan đến căng thẳng về oxy, khí độc, chất hữu cơ…). Ngoài ra trong quá trình nuôi nên quản lý tốt môi trường để kiểm soát nguồn lây bệnh, định kỳ bổ sung các sản phẩm tăng cường sức khỏe gan, ruột.

Hiểu được biện pháp phòng ngừa là chính, Công ty TNHH Sando đã xây dựng thành công quy trình ngăn ngừa bệnh EHP và đã áp dụng thành công trên nhiều farm nuôi thực tiễn.

Khi dùng quy trình tôm về size lớn, trong khoảng thời gian ngắn là minh chứng cho việc tôm không bị nhiễm EHP.

Giải pháp được đúc kết với một số sản phẩm của Công ty TNHH Sando như: SAPOL, DOXIT 300, GUARSA, DOGACA, SAZOL. Ngoài việc phòng ngừa EHP còn giúp phòng ngừa và xử lý các bệnh về nấm đồng tiền, đốm đen… Ảnh: Gia Phú.

Giải pháp được đúc kết với một số sản phẩm của Công ty TNHH Sando như: SAPOL, DOXIT 300, GUARSA, DOGACA, SAZOL. Ngoài việc phòng ngừa EHP còn giúp phòng ngừa và xử lý các bệnh về nấm đồng tiền, đốm đen… Ảnh: Gia Phú.

Ví dụ: farm của anh Việt, ở huyện Cần Giuộc, Long An khi áp dụng quy trình đã nuôi thành công 4 vụ liên tiếp về size 22-18 con/kg, đạt sản lượng trên 20 tấn.

Vụ 1: 22 con/kg, 123  ngày và thu tỉa đến 19 con/kg. Vụ 2: 22 con/kg, 124 ngày và thu tỉa đến 20 con/kg. Vụ 3: 23 con/kg, 117 ngày.  Vụ 4: 23 con/kg, 120 ngày, thu tỉa đến 20 con/kg

Farm của chú Hai Lẹ, ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang cũng thành công 4 vụ nuôi tôm liên tiếp: Vụ 1 size 25 con/kg, 108 ngày. Vụ 2 size 29 con/kg, 95 ngày. Vụ 3 size 22 con/kg, 122 ngày.

Hay farm của anh Toàn, ở huyện Nhà Bè, TP. HCM khi dùng quy trình cũng nuôi về size 25 con/kg trong 105 ngày.

Giải pháp được đúc kết với một số sản phẩm như: SAPOL, DOXIT 300, GUARSA, DOGACA, SAZOL. Ngoài việc phòng ngừa EHP còn giúp phòng ngừa và xử lý các bệnh về nấm đồng tiền, đốm đen…

Xem thêm
Nuôi ba ba, gặp mưa bão lịch sử vẫn lãi khá

HẢI DƯƠNG Mỗi năm thị xã Kinh Môn (Hải Dương) này cung ứng ra thị trường khoảng 60 tấn ba ba thịt, doanh thu ước đạt 21 - 24 tỷ đồng.

Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.