| Hotline: 0983.970.780

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp trên đảo Trường Sa

Thứ Hai 23/12/2019 , 08:33 (GMT+7)

Dự án “Sản xuất phát triển một số giống cây trồng, vật nuôi ở quần đảo Trường Sa” do  Viện KHKT nông nghiệp miền Nam thực hiện trong năm 2019 góp phần hỗ trợ bộ đội và nhân dân trên một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Sau đây là một số hình ảnh về công tác chuyển giao mô hình công nghệ cao ra quần đảo Trường Sa trong năm 2019 do Th.S. Ngô Xuân Chinh, cán bộ Viện IAS, cung cấp. 

Đảo Đá Tây là đảo chìm mới được tôn tạo và bồi đắp thành đảo nổi, phần nổi hiện nay hoàn toàn là xác san hô được lấy từ phần đào để làm âu tàu, đặc điểm là cát san hô bị nhiễm mặn, không có khả năng giữ nước khi có mưa.

Khi xây dựng nhà màng trồng rau tại các đảo, sẽ xây dựng bể ngầm ngay dưới nền nhà trồng rau để thu gom toàn bộ nước mưa tại các mái nhà và đường bê tong để dự trữ phục vụ cho tưới rau và chăn nuôi.

Điều cơ bản khi trồng được rau xanh tại quần đảo Trường Sa để có năng suất là phải có nhà màng, giá thể trồng và nước tưới, đặc biệt trong mùa gió mặn không có nhà màng và nước tưới thì gần như không có rau xanh.

Dự án góp phần cho bộ đội và nhân dân trên đảo sản xuất tự túc được rau xanh ngay tại chỗ. Giá trị nhất của các loại thực phẩm này là tươi, sạch, giúp bữa ăn của nhân dân và cán bộ chiến sĩ thêm ngon hơn, đảm bảo sức khỏe tốt hơn, thay vì phải ăn đồ hộp (dưa, cá, thịt hộp).

Mô hình chăn nuôi vịt biển nhằm cung cấp vịt biển giống để cán bộ chiến sỹ và nhân dân trên đảo nuôi để lấy trứng và thịt. Đặc biệt lấy trứng để ấp thành vịt thương phẩm.

Triển khai trồng hàng trăm cây xanh các loại và lắp đặt hoàn thiện các thiết bị để chăm sóc cây xanh (hệ thống tưới nhỏ giọt và châm phân bón) trên đảo Đá Tây.

Việc trồng thêm cây lâu năm, trồng rau trong nhà màng cũng góp phần làm cho đảo đẹp hơn, hiện đại hơn. Kỹ thuật canh tác ứng dụng công nghệ cao góp phần bảo vệ môi trường, tốn ít công sức phù hợp với điều kiện thực tế biển đảo; góp phần vào sự nghiệp xây dựng đảo giàu mạnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Hệ thống cây xanh trên các đảo nổi chủ yếu là cây chịu gió mặn như cây phong ba, cây bão táp, cây bàng vuông và cây tra. Ngoài ra còn một số loại cây di thực từ đất liền ra gồm dưa, xoài, chuối, đu đủ và rau xanh. Các đảo chìm không có cây lâu năm, chỉ có rau do bộ đội trồng trong khay.

Các loại cây xanh trong dự án được đưa ra trồng có khả năng chịu hạn, mặn và sức sống tốt trong môi trường khắc nghiệt như xanh, si, đa, bồ đồ, me chua; ngoài ra còn tạo thêm nguồn thực phẩm cho bộ đội như lá me nấu canh chua cá.

Xây dựng một bể gom nước mưa với dung tích 30m3 để dự trữ nước tưới cho rau và nước uống cho chăn nuôi hàng ngày. 

Dự án làm cho quần đảo Trường Sa với một nhiệm vụ đặc biệt và trách nhiệm của Bộ NN - PTNT bảo vệ chủ quyền biển đảo, không có phương án kinh doanh sản phẩm.

 

Xem thêm
Hà Nội kiểm soát tốt dịch bệnh và an toàn thực phẩm

Sáng 9/1, Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y Hà Nội (Sở NN-PTNT Hà Nội) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 2025.

Còn 400 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, Bình Định lên lộ trình nâng cấp

Ngành chức năng Bình Định yêu cầu các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ phải đảm bảo vệ sinh thú y để cung cấp nguồn thịt sạch cho thị trường ngày Tết.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.