| Hotline: 0983.970.780

Chuyện nhà sáng chế ở Nông trường Mộc Châu

Thứ Sáu 21/07/2017 , 14:05 (GMT+7)

Đến đội sản xuất 77, thị trấn Nông trường Mộc Châu, tỉnh Sơn La, hỏi ông Hoàng Văn Tuyến, không ai không biết chuyện về một người nông dân đã mày mò sáng chế ra máy cắt ngô, vươn lên làm giàu từ con số 0.

Nhà nông kiêm nhà sáng chế

Ông Hoàng Văn Tuyến, sinh năm 1963 tại xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, trong một gia đình thuần nông với 10 người con. Nhà nghèo lại đông con nên gia đình ông không đủ đất để canh tác. Sau khi lập gia đình, vợ chồng ông Tuyến quyết định vào Tây Nguyên lập nghiệp. Ban đầu, ông trồng cà phê nhưng không hiệu quả, ông chuyển sang trồng điều nhưng lại tiếp tục thua lỗ.

15-57-20_hinh_bc_tuyen
Ông Hoàng Văn Tuyến

Thấy mình không hợp làm ăn trên đất Tây Nguyên, vợ chồng ông trở ra Bắc, đưa hai con nhỏ lên tận Mộc Châu, Sơn La để xây dựng cuộc sống mới, mang theo số vốn ki cóp bao nhiêu năm được gần 3 triệu đồng. Nhưng đã khó lại càng thêm, trên đường đi, kẻ gian đã lấy mất số tiền này của vợ chồng ông. Vậy là ông lên Mộc Châu chỉ có hai bàn tay trắng.

Nhờ cần cù chịu khó và sự giúp đỡ của những người xung quanh, dần dà ông gom góp mua được một con bò. Nhưng "vận đen" chưa thôi đeo bám. Năm 1997, con bò duy nhất của ông bị chết, ông lại tất tả vay mượn người quen để mua 3 con bò khác, do chưa có kinh nghiệm chăm sóc, phòng trừ bệnh cho bò, hai năm sau ba con bò lại lần lượt bỏ ông ra đi. Vẫn quyết tâm làm giàu, ông vay tiếp 15 triệu đồng để mua 5 con bò, với tinh thần ham học hỏi của mình ông tham gia một số lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng và chữa bệnh cho bò của các trung tâm thú y cộng với việc chăm chỉ làm ăn, nhân giống đàn bò, đến nay, ông đã có 90 con bò, một con số đáng mơ ước với nhiều hộ nông dân.

Không dừng lại ở đó, ông Tuyến còn tìm cách chế tạo máy làm đất, gieo hạt. Những chiếc máy do ông nghĩ ra dù không sử dụng các phụ tùng, thiết bị đắt tiền nhưng đã mang lại hiệu quả cao, giảm đáng kể nhân công cũng như chi phí trong quá trình canh tác.

Nhanh nhạy nắm bắt xu hướng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, ông liên tục áp dụng các tiến bộ mới, tiết kiệm sức lao động. Hiện tại, ông sử dụng nhiều máy móc thay thế nhân công, trang trại được quản lý hoàn toàn bằng camera, có kho vật tư riêng, quản lý vật tư đầu vào và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
 

Cách làm giàu

Không giấu diếm kinh nghiệm vươn lên làm giàu, ông Tuyến cho biết, với số lượng đàn bò lên đến 90 con như hiện nay, để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò sữa, gia đình ông canh tác 4,5 ha đất, trong đó 4 ha trồng ngô sinh khối, 0,5 ha trồng cỏ.

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng đàn của bò sữa trong khu vực Mộc Châu lên đến 15-20%/năm, vì vậy, việc đảm bảo nguồn thức ăn cho bò sữa được ông đặc biệt coi trọng.

Nhớ lại những ngày gian khó khi mới đặt chân đến mảnh đất này, ông Tuyến tin rằng chính sự kiên trì học hỏi, tích lũy kinh nghiệm qua nhiều năm và trên hết là sự đam mê công nghệ mới đã giúp ông trụ vững tại Nông trường Mộc Châu hôm nay.

Với kinh nghiệm nhiều năm, ông nhận thấy trồng ngô lấy sinh khối hiệu quả kinh tế cao hơn so với canh tác ngô lấy bắp. Theo hạch toán, trồng ngô sinh khối cho năng suất trung bình 70 tấn/ha, tương đương thu 70 triệu đồng/ha. Sau khi trừ chi phí, còn lãi khoảng 25 triệu đồng/ha, trong khi trồng ngô lấy hạt chỉ có lời khoảng 15-16 triệu đồng/ha.

Hơn thế nữa thời gian thu hoạch ngô sinh khối ngắn hơn so với trồng ngô lấy bắp khoảng 20-25 ngày nên có thể tranh thủ trồng 2 vụ ngô một năm thay vì một vụ như thông thường. Điều này vừa đảm bảo nguồn thức ăn cho bò sữa, giúp ông có thêm thu nhập, vừa hạn chế áp lực cỏ dại và gia tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác. Trong khi bà con trong vùng trồng ngô lấy hạt chỉ trồng được một vụ thì ông tối đa hóa hiệu quả sử dụng đất bằng 3 vụ. Thu hoạch xong ngô vụ xuân, ông vừa dùng máy cắt ngô, vừa dùng máy cày để cày đất cho vụ tiếp theo. Sau đó, ông còn trồng thêm một vụ lúa mạch để làm thức ăn cho bò.

Sau 20 năm trồng ngô sinh khối với việc thử nghiệm nhiều loại giống khác nhau, ông Tuyến nhận thấy các giống ngô NK7328, NK66, NK6326 của công ty Syngenta Việt Nam rất phù hợp để trồng lấy sinh khối. Đây là 3 giống ngô có sinh khối lớn, cây to khỏe, sạch bệnh, khi thu hoạch lá vẫn còn xanh tốt, phù hợp trồng cho cả đất đồi và đất bằng. Với những giống ngô này, không chỉ lấy sinh khối mà bán bắp, bán hạt cũng cho thu nhập cao.

15-57-20_my_ct_ngo
Máy cắt ngô

Bên cạnh việc phát triển sản xuất trên 4,5ha đất của mình ông cùng vợ tiếp tục mở rộng dịch vụ cung ứng giống ngô và phân bón cho bà con nông dân quanh vùng rồi lại sử dụng máy móc phương tiện của mình để thu mua lại sản phẩm, tạo ra chuỗi giá trị khép kín cho qui trình chăn nuôi bò sữa của mình.

“Hiện nhu cầu dùng ngô sinh khối làm thức ăn cho bò ở Nông trường Mộc Châu rất lớn. Mộc Châu lại là nơi đất đai giàu dinh dưỡng, mưa thuận gió hòa nên năng suất trồng ngô lấy sinh khối cao. Tôi vốn là người kỹ tính và ưa thích ứng dụng công nghệ mới nên sau nhiều năm thử nghiệm các loại giống khác nhau, hiện giờ tôi rất yên tâm với các giống ngô của tập đoàn Syngenta mà mình đã lựa chọn. Xin chia sẻ cho mọi người những kinh nghiệm mình đã tích lũy được qua nhiều năm”, ông Tuyến nói.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Bình luận mới nhất