| Hotline: 0983.970.780

Chuyện 'tôm leo núi' [Bài 2]: Giải pháp tôm càng xanh đi đường dài

Thứ Tư 19/04/2023 , 16:14 (GMT+7)

Với thịt dai khác biệt, tôm càng xanh Trà Cổ đang chiếm được cảm mến của thực khách. Thế nhưng, vẫn cần những biện pháp để vật nuôi này tăng cả lượng và chất.

Khơi thông nguồn nước

Theo người dân địa phương, thổ nhưỡng của xã Trà Cổ chủ yếu là đá tổ ong, đá mồ côi. Đất kém màu mỡ, trồng lúa và hoa màu cũng không hiệu quả nên những năm trước đây người dân chủ yếu là đào ao nuôi cá nhưng lợi nhuận mang lại không cao. Từ khi thấy ông Lương Văn Thạch nuôi tôm càng xanh thành công, tận dụng lợi thế có nguồn nước sạch từ các hồ, đồi đá trong vùng rỉ ra, người dân xã Trà Cổ bắt đầu chuyển sang mô hình nuôi tôm càng xanh để phát triển kinh tế.

Mô hình nuôi tôm càng xanh đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã Trà Cổ. Ảnh. Trần Trung.

Mô hình nuôi tôm càng xanh đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã Trà Cổ. Ảnh. Trần Trung.

Ông Tân cho biết thêm, dù nuôi tôm càng xanh có giá trị kinh tế cao, nhưng người dân nơi đây chỉ nuôi tôm được khoảng từ tháng 5 đến tháng 2 năm sau. Người dân mất khoảng 3 tháng để phơi ao và chuyển sang trồng lúa hoặc hoa màu do nước trên khe bị cạn không đủ cung cấp cho các ao. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến năng suất chung, thị trường tiêu thụ mà còn đến tâm lý, sự liên tục trong việc sản xuất của người nuôi tôm càng xanh Trà Cổ.

Thế nên, không có nước, đồng nghĩa ao tôm phải phơi mình, tôm càng xanh Trà Cổ buộc phải… “mắc cạn” suốt 3 tháng trời.

Vấn đề này không chỉ được Tổ hợp tác tôm càng xanh Trà Cổ mà UBND xã, phòng Nông nghiệp huyện Tân Phú kiến nghị, tìm kiếm giải pháp có được nguồn nước để người nuôi tôm càng xanh chúng tôi có thể nuôi 2 vụ/ năm.

Do hạn chế về nguồn nước, người dân nơi đây chỉ nuôi được 1 vụ/năm. Ảnh: Lê Bình.

Do hạn chế về nguồn nước, người dân nơi đây chỉ nuôi được 1 vụ/năm. Ảnh: Lê Bình.

“Chúng tôi chỉ cần có được con mương giữ nước, dẫn nước trong mùa khô thì việc nâng vụ, tăng sản lượng tôm càng xanh trong một năm là hoàn toàn khả thi. Nếu không chủ động được nguồn nước thì ngoài ‘treo ao’ thì chúng tôi không thể làm gì khác. Mà ao bỏ hoang, vừa không có tôm để cung cấp cho thương lái, chúng tôi lại phải tìm kiếm công việc khác để làm tạm”, ông Hoàng Văn Bính, Tổ trưởng tổ hợp tác tôm càng xanh Trà Cổ thông tin.

Quyết nâng vị thế xứng tầm, đi xa hơn…

Để giải quyết khó khăn này và quyết tâm đưa tôm càng xanh Trà Cổ vào vị thế xứng tầm, đi xa hơn… UBND xã Trà Cổ kiến nghị đến các cấp, các ngành của huyện Tân Phú và tỉnh Đồng Nai để cùng tháo gỡ.

Cụ thể, về mặt địa phương, UBND xã Trà Cổ định hướng sẽ hình thành HTX tôm càng xanh Trà Cổ dựa trên Tổ hợp tác tôm càng xanh với quy mô lớn hơn. Qua đó sẽ tiếp cận được những chính sách hỗ trợ và pháp lý được đảm bảo hơn, việc nuôi trồng tôm càng xanh Trà Cổ được bền vững, hiệu quả hơn, chấm dứt được tình trạng người dân tự đi tìm đầu ra cho tôm.

Bà con xã Trà Cổ giúp nhau thu hoạch tôm càng xanh. Ảnh: Trần Trung.

Bà con xã Trà Cổ giúp nhau thu hoạch tôm càng xanh. Ảnh: Trần Trung.

"UBND xã cũng đang làm thủ tục để đăng kí sản phẩm OCOP cho tôm càng xanh Trà Cổ, gắn liền với tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu của địa phương. Với việc làm này, hy vọng sẽ nâng cao giá trị hơn nữa cho con tôm càng xanh của địa phương và có đầu ra bền vững", ông Huỳnh Thanh Tân - Chủ tịch UBND xã Trà Cổ chia sẻ.

Ông Châu Thanh An - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Nai cho biết, tôm càng xanh từ lâu cũng được tỉnh Đồng Nai xác định trở thành một trong những sản phẩm chủ lực về nuôi trồng thủy sản, phát triển thương hiệu gắn liền với địa phương. Đây là mô hình hiệu quả, cần được quan tâm hơn để nâng cao cả về diện tích nuôi trồng và chất lượng vật nuôi.

Tôm càng xanh sinh trưởng phát triển tốt trên xã vùng núi Trà Cổ. Ảnh: Lê Bình.

Tôm càng xanh sinh trưởng phát triển tốt trên xã vùng núi Trà Cổ. Ảnh: Lê Bình.

Mới đây, phòng NN-PTNT huyện Tân Phú cũng tiếp tục đề xuất tìm kiếm giải pháp cụ thể để “khơi dòng” cho người nuôi tôm càng xanh Trà Cổ. Theo đó, Sở NN-PTNT và Sở Khoa học công nghệ sẽ xây dựng phương án cụ thể để trình UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt chủ trương và thực hiện.

“Nếu được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương thì chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá lại chất lượng nguồn nước, vị trí khơi dòng mương để dẫn nước đúng kĩ thuật và không ảnh hưởng đến chất lượng nuôi tôm càng xanh. Hy vọng các công việc được xúc tiến nhanh chóng và kịp cho mùa vụ nuôi tôm tiếp theo”, ông Châu Thanh An chia sẻ.

Nếu chủ động được nguồn nước, người nuôi tôm sẽ làm 2 vụ/ năm, nâng cao thu nhập. Ảnh: Lê Bình.

Nếu chủ động được nguồn nước, người nuôi tôm sẽ làm 2 vụ/ năm, nâng cao thu nhập. Ảnh: Lê Bình.

Từ những đề xuất của UBND xã Trà Cổ về phát triển tôm càng xanh thành thương hiệu OCOP, Chi cục Thủy sản sẽ cùng địa phương làm việc với các doanh nghiệp, hệ thống siêu thị để đặc sản này được nâng lên xứng tầm tiềm năng và chất lượng.

Về kế hoạch dài dạn, tỉnh Đồng Nai đặt chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025 phát triển diện tích nuôi tôm càng xanh trên địa bàn tỉnh đạt 100 ha; đến năm 2030 tổng diện tích nuôi tôm càng xanh đạt 200 ha. Tỉnh sẽ hình thành các vùng nuôi tôm càng xanh tập trung theo hướng hiện đại, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến...

Xem thêm
Một xã thu gần 540 tấn cá lồng bè mỗi năm, doanh thu 30 tỷ đồng

HÒA BÌNH Xã Suối Hoa (huyện Tân Lạc, Hòa Bình) nuôi 609 lồng cá trên sông Đà, mỗi năm cho thu hoạch gần 540 tấn cá, doanh thu ước đạt 30 tỷ đồng.

Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.