| Hotline: 0983.970.780

Chuyện về ‘quả ớt’ và ‘hoa hồng’ của 2 nữ nông dân tuổi Sửu

Thứ Hai 11/01/2021 , 16:17 (GMT+7)

Trước thềm năm mới Tân Sửu 2021, PV NNVN có dịp gặp gỡ 2 nữ nông dân tuổi Sửu có những cách làm nông nghiệp rất sáng tạo và hiệu quả…

Người tuổi Sửu hay còn gọi là tuổi “Trâu” được biết đến với đức tính đặc trưng là cần cù, chăm chỉ, siêng năng. Người tuổi Sửu luôn nỗ lực hết mình để làm tốt các công việc. Chính vì vậy họ thường được mọi người yêu quý và họ cũng dễ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp. Trước thềm năm mới Tân Sửu 2021, chúng tôi có dịp gặp gỡ 2 nữ nông dân tuổi Sửu và hiểu hơn về cách làm nông nghiệp sáng tạo của họ.

Ớt cay nồng phủ đỏ vùng biên

Đến thăm trang trại hàng chục ha ớt tại xã biên giới Thiện Hưng, Bù Đốp (Bình Phước), chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi chủ trang trại là một cô gái trẻ, có tên Trần Thị Thúy Loan sinh năm 1985 (Ất Sửu), năm sinh mà nhiều người nhắc tới bởi năm 2021 (Tân Sửu) đang cận kề.

Thúy Loan bên nông trại ớt rộng hàng chục ha. Ảnh: Trần Trung.

Thúy Loan bên nông trại ớt rộng hàng chục ha. Ảnh: Trần Trung.

Với sự năng động, dám nghĩ, dám làm, Loan đã không ngần ngại đổ ra hàng tỷ đồng đầu tư tại địa phương. Nhìn hệ thống tưới tự động bài bản, những hàng ớt thẳng tắp, hoa trái xum xuê xanh mướt một dải biên cương có thể thấy được sự quyết tâm làm nông của cô gái trẻ.

Thúy Loan cho biết, cô vốn sinh ra tại tỉnh Trà Vinh, nơi được mệnh danh là thủ phủ ớt của vùng Tây Nam bộ. Hơn 8 năm trước Loan bén duyên với nghề kinh doanh ớt xuất khẩu tại địa phương.

Trong một chuyến thăm người thân tại huyện biên giới Bù Đốp, nhận thấy Bù Đốp nói riêng, Bình Phước nói chung số người canh tác ớt vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, ngoài ra, nơi đây có khí hậu ôn hòa, người dân cần cù chịu thương, chịu khó, đặc biệt những đồi cao su non phơi màu đất bazan màu mỡ bỏ trống khiến Loan vô cùng chạnh lòng.

Từ đó, Loan quyết định tìm mọi cách để thuê lại diện tích đất trống giữa các hàng cao su để canh tác ớt, vừa tự tạo vùng nguyên liệu cho bản thân, vừa giúp bà con địa phương có một loạt cây trồng mới để chọn lựa. Sau khi thỏa thuận được giá, đầu năm 2020 Loan bắt đầu xuống giống hàng loạt.

Ớt được quy hoạch trồng công phu, bài bản, khoa học. Ảnh: Trần Trung.

Ớt được quy hoạch trồng công phu, bài bản, khoa học. Ảnh: Trần Trung.

Theo Thúy Loan, do có kinh nghiệm trong kinh doanh, giống ớt cô chọn trồng là ớt lai F1 được một tập đoàn chuyên sản xuất và cung ứng hạt giống rau hàng đầu của Hà Lan cung cấp để nhân giống. Theo đó, giống ớt này phù hợp với xứ đồng đất thịt đỏ ba zan với ưu điểm là trái to, bóng, đỏ đẹp, trái vừa, độ cay vừa phải đáp ứng nhu cầu xuất khẩu vừa thuận lợi cho việc thu hoạch. Đặc biệt, giống ớt này cho trái quanh năm, năng suất cao, chống chịu bệnh tốt hơn các giống khác nhất là bệnh héo xanh vi khuẩn, một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với cây ớt hiện nay.

Thúy Loan cho biết thêm, để toàn bộ ớt trên cánh đồng lớn 15 ha ra trái đồng loạt và đảm bảo các tiêu chí xuất khẩu, Loan đã không ngần ngại ưu tiên sử dụng các loại phân vi sinh, đồng thời đầu tư hệ thống tưới nước, tưới phân và xử lý sâu bệnh qua hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt tự động, vừa đỡ tốn công chăm sóc vừa giảm chi phí và không làm ảnh hưởng đến gốc cây ớt.

Không giống như các loại cây trồng khác, ớt được được thu hoạch theo tầng trái (gọi là cổ) nếu chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi, trong thời gian 6 tháng ớt cho thu hoạch tối đa 3 tầng với sản lượng từ 30 đến 40 tấn/ha. Chỉ cần giá ớt đạt 30 ngàn đồng/kg người dân đã có lãi. Tuy nhiên, năm 2020 được đánh dấu là năm có giá ớt cao kỷ lục, có thời điểm lên đến 130 ngàn đồng/kg, từ đó đã đem lại nguồn thu nhập ngoài mong đợi cho Loan.

Công nhân tất bật thu hoạch ớt. Ảnh: Trần Trung.

Công nhân tất bật thu hoạch ớt. Ảnh: Trần Trung.

Được biết, ngoài tạo việc làm cho gần 100 lao động tại địa phương với mức lương từ 6 đến 10 triệu đồng/tháng, Thúy Loan còn giúp đỡ nhiều bà con trong vùng về giống, khoa học kỹ thuật canh tác và hỗ trợ đầu ra để bà con từng bước chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng ớt, từng bước xây dựng vùng nguyên liệu, cùng nhau làm giàu.

Ông Nguyễn Minh Phong, Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Đốp cho biết, trong khi các cây trông chủ lực tại địa phương như cao su, cây tiêu, cây điều giá cả thất thường, không ổn định và cần chăm sóc nhiều hơn, hiệu quả kinh tế không cao, thì cây ớt là cây cho thu hoạch quanh năm, ngày nào, tháng nào cũng có thu nên thu nhập bà con ổn định hơn.

Hiện nay, ớt là một trong những mô hình mới của huyện, bà con nông dân cũng đã phát triển được mấy chục ha. “Qua khảo sát, chúng tôi thấy giống ớt chỉ thiên sinh trưởng, phát triển rất tốt và cho năng suất cao, hứa hẹn mở ra hướng giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu và nhân rộng mô hình này để vực dậy kinh tế gia đình khi cây trồng chủ lực điều, tiêu, cao su liên tục mất mùa, rớt giá...”, ông Phong nhấn mạnh.

Công tác đóng gói ớt chuẩn bị xuất khẩu. Ảnh: Trần Trung.

Công tác đóng gói ớt chuẩn bị xuất khẩu. Ảnh: Trần Trung.

Chắp cánh hoa hồng

Cùng sinh năm 1985, thế nhưng, chị Nguyễn Thị Thu Hải ở huyện biên giới Lộc Ninh (Bình Phước) lại chọn cho mình hướng làm kinh tế mới, có thể nói là khác thường tại xứ sở hồ tiêu đó là làm kinh tế từ hoa hồng.

Chị Hải kể, xuất phát từ sở thích yêu hoa, trong đó, hồng tường vi là chị thích nhất bởi loài này có sắc hồng đỏ diệu, cánh mỏng đan xen, xếp chồng lên nhau theo một trụ tròn đều bắt mắt. Đặc biệt, hồng tường vi sở hữu mùi hương rất thơm, lâu phai. “Đó là hương thơm dịu nhẹ chứ không nồng, không hắc, lại rất sai bông, có thể ra hoa quanh năm”, chị Hải chia sẻ.

Chị Hải chăm chút từng bông hoa. Ảnh: Trần Trung.

Chị Hải chăm chút từng bông hoa. Ảnh: Trần Trung.

Từ chuyện nhìn hoa rụng thấy tiếc, chị Hải mới nghĩ đến việc tìm cách chế biến để lưu giữ hương hoa, ban đầu là thu hoạch, phơi khô để làm trà hoa hồng để tiếp khách. Không ngờ sau khi sử dụng và cảm nhận, khách đều đánh giá rất cao. Sau khi mày mò học tập trên mạng, chị phát hiện ngay từ thời cổ đại, hoa hồng được sử dụng như là một phương pháp làm tăng hiệu ứng tích cực cho con người như tác động lên tâm chí và được sử dụng để làm đẹp da... Trong y học cổ truyền, người ta thường sử dụng hoa hồng để làm thuốc chữa các bệnh về kinh nguyệt, nấm, da… Nhận thấy đây là cơ hội để kiếm tiền, chị Hải quyết định làm kinh tế từ loại cây này.

Nói là làm, tận dụng khu vườn trống gần 2.000 m2 trước nhà chị trồng gần 1.200 gốc hồng. Theo chị Hải, do từng canh tác hồ tiêu hữu cơ, nên việc canh tác hồng diễn ra rất thuận lợi, nhờ tận dụng các phế phẩm nông nghiệp có tại địa phương như cá, rau, củ quả... chỉ tự ủ lên men để bón cho cây. Ngay cả thuốc trừ sâu cũng là chế phẩm sinh học từ dầu neem khiến côn trùng, sâu bọ tự bỏ đi thay vì tiêu diệt. “Trồng bằng phương pháp hữu cơ sẽ giúp hoa tươi lâu, có mùi thơm đậm đà hơn. Đặc biệt là các sản phẩm chế biến từ hoa hồng càng giúp người dùng tin tưởng. Với số hồng trên, mỗi tháng tôi thu hoạch khoảng 10 kg trà hoa hồng thành phẩm, cho thu nhập không dưới 15 triệu đồng”, chị Hải tiết lộ.

Sản phẩm của chị Hải được chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh. Ảnh: Trần Trung

Sản phẩm của chị Hải được chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh. Ảnh: Trần Trung

Chị Hải cho biết thêm, năm 2020 sản phẩm trà hoa hồng của chị vinh dự là một trong những sản phẩm được cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, đây là động lực để chị tiếp tục mở rộng và cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm. “Ngoài trà hoa hồng, tới đây tôi còn sản xuất tinh dầu hoa hồng, bột hoa hồng nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng tiêu dùng đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trồng, chế biến hoa cho phụ nữ địa phương để cải thiện thu nhập, ổn định kinh tế”, chị Hải tâm sự.

Bà Huỳnh Thị Thu Cam - Chủ tịch Hội phụ nữ xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh đánh giá trồng hoa hồng hữu cơ là cách làm chủ động chuyển đổi mô hình, tự chế biến kinh doanh sản phẩm của mình làm ra để cải thiện đời sống. “Thành công của mô hình như của chị Hải vừa làm đẹp cho thiên nhiên, vừa góp phần tạo dựng động lực, giúp các nông hộ khác có thể xây dựng ý tưởng phát triển kinh tế hiệu quả", bà Cam chia sẻ.

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hiệu trưởng bắt học sinh đi lao động nếu không dự hội trại có thu phí

THỪA THIÊN - HUẾ Yêu cầu học sinh phải đi lao động nếu không dự hội trại là chưa khoa học, không phù hợp với mục tiêu của hoạt động giáo dục, dễ nảy sinh suy nghĩ nhạy cảm.

Bình luận mới nhất