| Hotline: 0983.970.780

Cơ giới hóa sản xuất lúa bằng máy cấy

Thứ Năm 18/04/2019 , 13:36 (GMT+7)

Sáng 18/4, tại TP Rạch Giá, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang tổ chức tọa đàm đánh giá kết quả triển khai mô hình máy cấy và áp dụng cấy lúa bằng máy.

Hiện nay, tỉnh Kiên Giang (Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Khuyến nông Quốc gia, Dự án VnSAT) đã hỗ trợ cho bà con nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã được 7 máy cấy lúa, mức hỗ trợ từ 50-60 triệu đồng/máy. Suất đầu tư toàn bộ máy cấy lúa, máy gieo mạ, phượng tiện vận chuyển… khoảng 600 triệu đồng, tuổi thọ làm việc của thiết bị trung bình là 8 năm.

Các đại biểu tham gia tọa đàm đánh giá kết quả triển khai máy cấy và áp dụng mô hình cấy lúa bằng máy

Với số máy này, năm 2018 toàn tỉnh cấy được 479 ha, tập trung tại các huyện trọng điểm về sản xuất lúa như: Tân Hiệp, U Minh Thượng, Gò Quao, Hòn Đất, Giồng Riềng. Ngoài ra, máy ngoài tỉnh đến làm dịch vụ cho bà con nông dân trên 1.000 ha…

Chi phí công cấy trọn gói (kể cả công cấy dặm lại bằng tay) hiện nay là 5 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, ruộng sự dụng máy cấy mang lại nhiều lợi ích nhiều mặt cho bà con nông dân, cả về kinh tế, môi trường và xã hội. Máy cấy làm mạ khay chỉ cần lượng lúa giống từ 50-60 kg/ha, so với sạ tay hiện nay nông dân sử dụng từ 160-200 kg/ha (tiết kiệm được khoảng 1,3-1,5 triệu đồng tiền mua lúa giống).

Sử dụng máy cấy giúp nông dân giảm lượng giống gieo sạ, hạn chế đổ ngã, lúa ít sâu bệnh, góp phần bảo vệ môi trường

Ngoài ra, ruộng cấy bằng máy sẽ hạn chế đổ ngã, giảm sâu bệnh (do mật độ thưa, khoảng cách đồng đều) từ đó hạn chế sử dụng thuốc BVTV, giảm ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là đối với những nơi làm lúa 3 vụ/năm, việc cấy bằng máy sẽ có thêm thời gian cách ly giữa các mùa vụ, thuận lợi cho bà con vệ sinh đồng ruộng, làm đất, hạn chế bị ngộ độc hữu cơ.

Kết quả đánh giá qua các mùa vụ cho thấy, năng suất lúa cấy máy bằng hoặc cao hơn ruộng sạ tay 0,2 - 0,5 tấn/ha, giá thành sản xuất thấp hơn từ 50-200 đồng/kg, lợi nhuận tăng thêm khoảng 2 triệu đồng/ha.

Việc cấy lúa bằng máy sẽ có thêm thời gian cách ly giữa các mùa vụ, thuận lợi cho bà con vệ sinh đồng ruộng, làm đất, hạn chế bị ngộ độc hữu cơ

Tuy nhiên, việc cấy máy cũng gặp những khó khăn, hạn chế như ruộng làm lúa 3 vụ/năm, đất bị ngâm nước nhiều, máy dễ bị lầy lún, khó hoạt động, mặt ruộng không bằng khó quản lý nước, tốn nhiều công lao động trong khâu gieo và vận chuyển mạ đến ruộng cấy…

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.