| Hotline: 0983.970.780

Cơ giới hóa tăng 48% lợi nhuận sản xuất lúa

Thứ Ba 10/12/2019 , 08:30 (GMT+7)

Dự án đã xây dựng được 18 mô hình cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa. Tổng diện tích được hỗ trợ là 1.032 ha.

14-08-11_dsc_0552
Đại biểu tham quan mô hình trình diễn tại ấp Đai Tèn, xã Lương Hòa A.

Ngày 9/12, tại UBND xã Lương Hòa A, huyện Châu Thành (Trà Vinh), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG) phối hợp với Sở NN-PTNT Trà Vinh tổ chức hội thảo tổng kết dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2017-2019. Dự án “Xây dựng mô hình canh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa ở phía Nam” triển khai tại 7 tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Bình Thuận và Tây Ninh.

Dự án đã xây dựng mô hình cánh đồng lớn với quy mô từ 50 ha. Riêng năm 2019, mở rộng lên 72 ha. Tại các mô hình, được hỗ trợ 100% lúa giống xác nhận, 30% vật tư đầu vào, 2 máy cấy, 10 bình phun. Mục tiêu, là hướng nông dân chú ý cơ giới hóa trong sản xuất lúa nhằm tiết kiệm lao động, giảm chi phí, nâng cao chất lượng lúa gạo, xây dựng thương hiệu gạo Việt. Bên cạnh đó, phấn đấu trên 80% lúa hàng hóa được bao tiêu liên kết trong sản xuất. Qua 3 năm, dự án đã hỗ trợ cho hơn 1.052 hộ của 21 xã, 11 huyện tại 7 tỉnh.

Ông Ngô Văn Đây, Trưởng đại diện Văn phòng thường trực tại Nam Bộ của Trung tâm KNQG cho biết: Hiện nay, cơ hóa trong sản xuất lúa còn yếu. Trước yêu cầu của Bộ NN-PTNT về cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất, Trung tâm KNQG đã phát động dự án để giúp nông dân nhận thấy lợi ích của việc cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa. Hiện nay, khâu này còn yếu ở hai công đoạn giống và chăm sóc. Vì vậy, dự án hỗ trợ máy cấy và tập huấn kỹ thuật chăm sóc lúa, phòng trừ sâu, bệnh hại cho bà con.

Kết quả triển khai cho thấy, dự án đã đạt mục tiêu ban đầu đề ra. Lượng giống, phân bón, tình hình sâu bệnh hại, số lần phun và lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong mô hình giảm đáng kể. Phân bón giảm 13%-23%, giống giảm 2-4 lần so với phương pháp gieo sạ truyền thống.

Do lúa sạ thưa và nông dân được tập huấn IPM nên ruộng có rất ít sâu bệnh. Số lần phun thuốc BVTV cũng giảm 2,5 lần, tương ứng 40% chi phí sử dụng thuốc BVTV. Tuy nhiên, năng suất lúa tăng lên rất nhiều. Cụ thể, năng suất mô hình năm 2017 đạt 5,5 tấn/ha, năm 2018 là 6 tấn/ha, năm 2019 là 5,4 tấn/ha, cao hơn ruộng đối chứng 0,5 tấn/ha (khoảng 11%).

Đối với vấn đề cơ giới hóa, đến nay dự án đã hỗ trợ 22 máy cấy tại các địa phương trình diễn và 160 bình phun động cơ. Đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng đã giúp giảm công lao động 10-20 lần so với thông thường. Kết quả chi phí đầu vào giảm rõ rệt. Tổng chi phí giống, vật tư ruộng cấy giảm so với sạ ngoài mô hình 2,9 triệu đồng/ha. Vì vậy, lợi nhuận tăng 4,3 triệu đồng/ha, tăng thêm 48% so với gieo sạ thông thường.

Tại Trà Vinh, theo Trung tâm khuyến nông tỉnh, mô hình được xây dựng tại 3 ấp Hòa Lạc B, Hòa Lạc C và ấp Đai Tèn củ xã Lương Hòa A với diện tích 72 ha. Phần lớn người dân tham gia mô hình ở đây là bà con Khmer. Mục tiêu giúp bà con áp dụng tiến bộ kỹ thuật để thay đổi phương pháp sản xuất lúa theo tập quán cũ.

Ông Nguyễn Minh Đức, hộ dân tham gia mô hình ở ấp Đai Tèn, xã Lương Hòa A cho biết: Chúng tôi đã áp dụng đúng quy trình kỹ thuật của cán bộ chuyển giao, như giảm giống, giảm phân bón, quản lý dịch hại tổng hợp IPM,…nên cây lúa phát triển tốt không bị đổ ngã. Năng suất lúa của ruộng nhà tôi khoảng trên 7 tấn/ha. Lợi nhuận đạt trên 16 triệu đồng/ha.

14-08-11_dsc_0535
Do lúa sạ thưa và nông dân được tập huấn IPM nên ruộng có rất ít sâu bệnh.

TS. Lê Thị Thanh Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long cho biết: Đến nay, lúa đã gần thu hoạch nhưng lá đòng vẫn còn xanh, ít bệnh, nhiều hạt sáng chắc. Tôi thấy trúng hơn mô hình cũ. Năm nay, vụ thu đông năng suất lúa của tỉnh Vĩnh Long đạt khoảng 5,7 tấn/ha. Lúa tại mô hình do trung tâm chúng tôi thực hiện cao hơn bên ngoài 0,4 tấn/ha.

Bà Nguyễn Ngọc Hài, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Trà Vinh cho biết, tỉnh có khảng 91.000 ha đất sản xuất lúa với diện tích gieo sạ hàng năm đạt trên 224.000 nghìn ha. Thời gian qua, tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp còn thấp, liên kết sản xuất chưa cao, sạ nhiều loại giống khác nhau, kỹ thuật canh tác của nông hộ cũng khác nhau, chất lượng lúa không đồng đều.

Mô hình trình diễn cơ giới hóa trong sản xuất do Trung tâm KNQG tài trợ lần này đã góp phần cùng với địa phương nâng cao nhận thức về cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa, vốn lợi nhuận thường rất bấp bênh. Năng suất lúa tại mô hình lần này, ước khoảng 6,4-69 tấn/ha là một kết quả rất đáng ghi nhận. Với kết quả này, nông hộ tham gia mô hình lợi nhuận từ 7-8 triệu đồng/ha.

Đại diện Trung tâm KNQG cho biết, bên cạnh thành công đáng trân trọng này thì mô hình còn những tồn tại nhất định. Khó nhất là việc nhân rộng mô hình, vì chi phí đầu tư máy cấy cao, nhiều công đoạn rườm rà,…

Vì vậy, thời gian tới, để nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ trong gieo sạ, Trung tâm KNQG đề xuất các địa phương nâng cao tính khả thi của các hỗ trợ Nhà nước như chính sách về cánh đồng lớn, cánh đồng liên kết, về cơ giới hóa trong nông nghiệp,..

Ngoài ra, Trung tâm KNQG còn đề xuất thí điểm mô hình so sánh hiệu quả giữa gieo sạ truyền thống và máy sạ theo khóm, máy cấy để đa dạng thiết bị trong cơ giới hóa sản xuất lúa.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất