| Hotline: 0983.970.780

Phát triển lúa gạo Japonica

Cơ hội & thách thức

Thứ Tư 14/05/2014 , 06:50 (GMT+7)

Japonica là giống lúa có năng suất, chất lượng cao rất phù hợp với điều kiện sinh thái khu vực miền núi phía Bắc nước ta. 

Để mở rộng và phát triển giống lúa Japonica thành sản phẩm hàng hoá đến được các thị trường lớn cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền, DN và người nông dân...

Giống lúa Japonica sau khi du nhập vào Việt Nam, các nhà khoa học đã chọn tạo được 13 giống: ĐS1, ĐS2, ĐS3, ĐS4, J01, J02... Từ năm 2009 Trung tâm Chuyển giao công nghệ & khuyến nông (gọi tắt là trung tâm - thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp VN) phối hợp với Viện Di truyền Nông nghiệp trồng thử nghiệm các giống lúa Japonica ở Yên Bái, Sơn La, Thái Nguyên và Hà Giang.


TS Lê Quốc Thanh, GĐ Trung tâm CGCN&KN giới thiệu giống lúa Japonica trồng trên cánh đồng Mường Lò

Qua nhiều năm nghiên cứu và trồng thí nghiệm cho thấy, giống lúa Japonica chịu được lạnh, phù hợp với điều kiện sinh thái các tỉnh miền núi phía Bắc. Đặc điểm sinh trưởng: Cây thấp, thân cứng nên chống chịu đổ, ít sâu bệnh, thời gian sinh trưởng từ 127 - 147 ngày đối với vụ xuân, 97 - 116 ngày đối với vụ mùa.

Trung tâm xây dựng các mô hình cấy các giống lúa Japonica ở Yên Bái, Hà Giang, Sơn La, Cao Bằng và Lào Cai.

Năng suất trung bình đối với giống ĐS1 đạt 60,4 tạ/ha, J01 đạt 59,7 tạ/ha, J02 đạt 59,3 tạ/ha, trong khi giống lúa lai ba dòng Nhị ưu 838 của Trung Quốc làm đối chứng cũng chỉ đạt 59,2 tạ/ha. Giá lúa Japonica cao hơn các giống lúa thông thường 1,5 lần.

Điều đó khẳng định người nông dân trồng Japonica mang lại thu nhập cao hơn so với các giống khác và cũng dễ bán.

16-58-55_3Mô hình nhân giống lúa Japonica tại xã Gia Hội

Để tìm ra những giống lúa chịu lạnh tốt cho vụ xuân thường bị chết rét và chất lượng gạo ngon ở khu vực miền núi phía Bắc, Viện Di truyền nông nghiệp đã kết hợp với Hội Giống cây trồng VN cùng một số công ty triển khai việc chọn tạo, khảo nghiệm trên 100 giống lúa Japonica, kết quả được Bộ NN-PTNT công nhận 2 giống chính thức là ĐS1, J02 và 3 giống được công nhận tạm thời.

Năm 2009 nông dân các huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú Thoại và Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang đã ký hợp đồng với Cty TNHH Angimex-Kitoku cấy 486 ha lúa Nhật, với giá tiêu thụ 7.100 - 7.400 đ/thóc. Tuy nhiên các giống lúa Hanna, Akita và Koshi là những giống ôn đới chuyển vùng, nên năng suất thấp và chất lượng gạo không ngon so với giống lúa Japonica trồng ở khu vực miền núi phía Bắc VN.

Qua đó có thể thấy các giống lúa Japonica phù hợp với các tỉnh miền núi phía Bắc.

16-58-55_5Ông Lê Trọng Quảng,
Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Lai Châu: 

"Lai Châu có hơn 21.000 ha ruộng nước, trong đó chỉ có hơn 6.000 ha ruộng hai vụ, còn lại 14.000 ha ruộng một vụ. Với diện tích ruộng một vụ đó sẽ là nơi phát triển giống lúa Japonica rất tốt.
Các huyện Than Uyên, Tân Uyên và Tam Đường sẽ là nơi SX lúa hàng hoá, đây là cơ hội để phát triển giống lúa Japonica nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích cho người dân...".

Từ năm 2010 các xã vùng cao của huyện Văn Chấn, Trạm Tấu (Yên Bái) đã trồng 50 ha, vụ mùa 2011 các địa phương tỉnh Yên Bái trồng trên 150 ha, trong đó Văn Chấn trồng 70 ha ở các xã Phù Nham, Phúc Sơn, Sơn Thịnh, Đồng Khê, thị trấn Liên Sơn, thị trấn Nghĩa Lộ; huyện Trấn Yên trồng khoảng 20 ha tập trung ở các xã Hưng Khánh, Việt Thành, Nga Quán…

Vụ xuân 2012 nông dân xã Phù Nham, huyện Văn Chấn cấy 2 giống ĐS1, J01 trên diện tích 112 ha; xã Hạt Lừu, Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu làm 150 ha, năng suất đều đạt 62 - 68 tạ/ha. Năm 2013 toàn huyện Văn Chấn trồng 400 ha, năng suất trung bình đạt 67 tạ/ha, sản lượng đạt 2.350 tấn, giá trị mang lại là 28 tỷ đồng.

Vụ xuân 2014 các xã Phù Nham, Gia Hội, Sơn A, An Lương, Thượng Bằng La cấy trên 400 ha. HTXNN Phù Nham từ vụ xuân 2011 đến nay đều ký hợp đồng với các hộ nông dân, phía HTX cung ứng giống ĐS1 và các loại vật tư nông nghiệp cho nông dân trồng 70 ha, sau đó thu mua lại toàn bộ sản phẩm theo giá thị trường.

Giá thu mua thóc vụ xuân từ 9.000 - 10.000 đ/kg, vụ mùa 9.000 - 11.000 đ/kg. Huyện Văn Chấn được mệnh danh là thủ phủ của giống lúa Japonica của khu vực miền núi phía Bắc.

Năm 2012 tỉnh Hà Giang bắt đầu đưa giống lúa Japonica và trồng 10 ha tại huyện Hoàng Su Phì.

16-58-55_6Ông Nguyễn Đức Cường, GĐ Cty TNHH
Chế biến nông sản thực phẩm XK Tường Lân:

"Cty chúng tôi vừa xuất khẩu 2.000 tấn lúa Japonica, nhiều khách hàng nước ngoài đang đặt loại gạo này, nhưng hiện không có để bán. Chất lượng gạo Japonica ở miền núi ngon hơn gạo Japonica trồng khu vực đồng bằng.
Nhưng để thành sản phẩm hàng hoá, các địa phương phải trồng diện tích lớn thì DN mới đầu tư máy móc, thiết bị để chế biến. Còn diện tích lúa Japonica nhỏ lẻ như hiện nay thì khó trở thành hàng hoá được...".

Do giống lúa thích hợp với điều kiện tự nhiên của Hà Giang, chất lượng gạo ngon, nên được đồng bào ưa thích. Vì thế, năm 2013 diện tích trồng giống lúa Japonica tăng lên 120 ha tập trung ở các huyện vùng cao Mèo Vạc, Yên Minh, Hoàng Su Phì.

Vụ xuân 2014 diện tích lúa Japonica tăng vọt lên 242 ha, trong đó Hoàng Su Phì 18 ha, Mèo Vạc 112 ha, Yên Minh 104 ha, Bắc Mê 3 ha, TP Hà Giang 5 ha.

Theo ông Nguyễn Đức Vinh, GĐ Sở NN-PTNT Hà Giang, giống lúa Japonica mấy năm qua tăng nhanh như vậy đã đáp ứng được nhu cầu của nông dân.

Tỉnh Hà Giang xác định giống lúa Japonica là giống chủ lực trong SX lúa hàng hoá trong những năm tới...

Sau nhiều năm trồng thử nghiệm và mở rộng diện tích ra nhiều vùng sinh thái khác nhau, các nhà khoa học đã khẳng định giống lúa Japonica phù hợp với điều kiện tự nhiên ở các tỉnh miền núi phía Bắc, năng suất cao, chất lượng gạo ngon, đáp ứng nhu cầu SX lúa hàng hoá cho nông dân.

Vấn đề đặt ra hiện nay là phát triển giống lúa Japonica như thế nào để mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Đây là cơ hội, nhưng cũng là thách thức lớn để xây dựng những vùng SX lúa hàng hoá mang đặc trưng của miền núi mà GS.TS Đỗ Năng Vịnh, Viện Di truyền Nông nghiệp - tác giả giống lúa J02 mơ ước xây dựng “Thương hiệu gạo núi Japonica”, “Gạo hữu cơ Japonica”. Điều đó đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, DN và người dân. (Hết)

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm