| Hotline: 0983.970.780

Giống lúa Japonica ở Nghệ An

Thứ Tư 13/06/2012 , 10:27 (GMT+7)

Vụ xuân 2012, UBND huyện Quế Phong đã chỉ đạo triển khai gieo cấy thí điểm giống lúa Japonica. Đây là giống lúa thuần nhập từ Nhật Bản, có khả năng chịu lạnh rất cao.

Vụ xuân 2012, UBND huyện Quế Phong đã chỉ đạo triển khai gieo cấy thí điểm giống lúa Japonica. Đây là giống lúa thuần nhập từ Nhật Bản, có khả năng chịu lạnh rất cao.

Từ năm 2010 đích thân Bí thư Huyện ủy Quế Phong, ông Trần Quốc Thành đã trực tiếp tìm hiểu và đưa giống Japonica về huyện miền núi này. Vụ xuân 2010, huyện đã bố trí gieo cấy thí điểm 5 sào ở xã Tri Lễ và cho kết quả tốt.

Cây lúa có khả năng chịu lạnh cao, phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương, đẻ nhánh khá, tỷ lệ hạt chắc cao và đặc biệt là chất lượng gạo thơm ngon hơn hẳn những giống lúa truyền thống. Năm 2011, UBND huyện đã chỉ đạo thu mua lại toàn bộ số lượng giống Japonica từ vụ SX trước đó và tiếp tục gieo cấy thí điểm mở rộng.

Đến vụ xuân 2012, huyện bố trí SX thử nghiệm 5 ha tại địa bàn xã Tri Lễ (do độ cao khá lớn so với mực nước biển nên có điều kiện khí hậu phù hợp với giống lúa Japonica) và 10 ha ở xã Mường Nọc. Đánh giá chung, lúa sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh hữu hiệu khá, năng suất vượt 6,5 tấn/ha, tức tương đương lúa Nhị ưu 838 trong cùng điều kiện. Tuy nhiên, điểm mạnh của lúa Japonica là chất lượng gạo rất thơm ngon, phù hợp SX gạo chất lượng cao.

Mặt khác, Japonica là giống lúa thuần nên bà con có thể tự để giống hoặc mua ngoài với giá chỉ bằng khoảng 10-15% giá lúa lai. Việc đầu tư SX sẽ góp phần chủ động nguồn giống và giảm chi phí. Hiện Cty Vật tư Nông nghiệp Nghĩa Đàn đã ký hợp đồng thu mua toàn bộ lúa tươi tại ruộng cho nông dân với giá 10.500 đ/ha.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất