| Hotline: 0983.970.780

Co-op Bank đã thẩm định cho vay vốn thế nào?

Thứ Sáu 25/02/2022 , 09:57 (GMT+7)

Nếu quy trình thẩm định khi cho vay vốn của Co-opBank thực hiện đủ, cán bộ tín dụng làm việc trực tiếp với chủ tài sản thế chấp thì sẽ không tranh chấp kéo dài...

Chi nhánh Co-op Bank tại Sóc Trăng

Chi nhánh Co-op Bank tại Sóc Trăng

Kháng nghị của Viện trưởng VKSND tỉnh Sóc Trăng

Sau khi TAND huyện Thạnh Trị xử sở thẩm, bác yêu cầu khởi kiện của vợ chồng ông Nguyễn Minh Trí và bà Trần Thị Thanh Hà, ngày 13/9/2018, VKSND tỉnh Sóc Trăng có Quyết định kháng nghị phúc thẩm. Kháng nghị lược lại vụ kiện: ngày 25/5/2009, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng ký hợp đồng tín dụng cho ông Trần Văn Giá vay 1,2 tỷ đồng. Để đảm bảo, cùng ngày, ông Giá và vợ là bà Vũ Thị Nga ký với vợ chồng ông Trí, bà Hà hợp đồng thế chấp 3 giấy sử dụng hơn 2,2 ha đất. Có việc ký thế chấp này là do vợ chồng ông Trí nhờ ông Giá vay giùm 80 triệu đồng. Sau khi hợp đồng vay nợ tất toán vào giữa năm 2010 thì ngày 16/6/2011, Ngân hàng ký hợp đồng cho ông Giá vay tiếp 1,2 tỷ đồng. Thế chấp vẫn dùng đất của vợ chồng ông Trí, bằng phụ lục ngày 15/6/2011 giữa vợ chồng ông Gía và vợ chồng ông Trí.

Tuy nhiên, vợ chồng ông Trí cho rằng bị giả mạo chữ ký trong phụ lục nên kiện ra tòa yêu cầu tuyên vô hiệu phụ lục, buộc Ngân hàng trả 3 giấy đất. TAND huyện Thạnh Trị giám định chữ ký vợ chồng ông Trí với 2 cơ quan không xác định được chữ ký thật hay giả, nên bác yêu cầu khởi kiện.

Kháng nghị cho biết trong hồ sơ có lời khai của ông Giá: “Khi xác lập Phụ lục Hợp đồng thế chấp ngày 15/6/2011 ông không gặp ông Trí và bà Hà mà chỉ nói với ông Hò, Hợp đồng thế chấp ngày 15/6/2011 Ngân hàng giao cho ông Giá, ông Giá viết họ tên ông Trí và bà Hà vào hợp đồng, ông Giá giao Hợp đồng thế chấp ngày 15/6/2011 lại cho ông Hò, ông Hò đem đến ông Trí ký và UBND xã xác nhận xong thì ông Hò giao lại cho ông Giá và ông Giá giao lại Ngân hàng”.

Còn ông Phùng Văn Hò khai: “Từ trước tới giờ ông Giá không đưa giấy tờ gì nhờ ông đưa cho ông Trí và bà Hà”.

Kháng nghị phân tích: “Lẽ ra, khi tất toán Hợp đồng tín dụng ngày 25/5/2009 là chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm thì phải xóa đăng ký thế chấp trả lại các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Trí và bà Hà theo điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/07/2010 của Chính phủ, Điều 350, khoản 1 Điều 357 Bộ luật Dân sự 2005 hoặc thỏa thuận ký hợp đồng thế chấp mới với ông Trí và bà Hà, nhưng Ngân hàng và ông Giá lại ký Phụ lục Hợp đồng thế chấp ngày 15/6/2011 chuyển tiếp tài sản thế chấp theo Hợp đồng thế chấp ngày 25/5/2009 để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho Hợp đồng tín dụng ngày 16/6/2011.

Việc ký kết Phụ lục Hợp đồng thế chấp ngày 15/6/2011 không có bàn bạc, thỏa thuận với ông Trí và bà Hà, không thể hiện ý chí và không chứng minh được chữ ký do ông Trí và bà Hà ký (…). Do Phụ lục Hợp đồng thể chấp ngày 15/6/2011 không thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định, nên bị vô hiệu và không phát sinh nghĩa vụ bảo đảm của người thứ ba kể từ khi xác lập”.

Phụ lục Hợp đồng vô hiệu do chưa đúng quy trình

Bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Sóc Trăng ngày 28/11/2018 nhận định: Các bên chỉ đăng ký thế chấp đối với Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ngày 25/5/2009 và các bên đã thực hiện xong hợp đồng này. Còn đối với Phụ lục hợp đồng thế chấp ngày 15/6/2011 chưa được đăng ký giao dịch bảo đảm mà chỉ có điều khoản bảo lưu đăng ký giao dịch bảo đảm ngày 25/5/2009 là chưa đúng quy định về trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm.

Từ ngày 15/6/2011 đến khi xét xử sơ thẩm, các bên ký kết Phụ lục hợp đồng thế chấp ngày 15/6/2011 đều không có yêu cầu Tòa án buộc các bên thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm. Do đó, Phụ lục hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ngày 15/6/2011 “là giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ về mặt hình thức theo quy định tại Điều 410 và Điều 134 của Bộ luật Dân sự năm 2005”.

Trong phần nhận định, bản án phúc thẩm còn phân tích hợp đồng thế chấp ngày 25/5/2009 cũng vô hiệu vì vi phạm các quy định hiện hành. Bản án viết “Phụ lục hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất của bên thứ ba số 0200/11/PLHBTC ngày 15/6/2011 bảo lưu giá trị hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền của bên thứ ba số 370/09/HĐTC ngày 25/5/2009 để đảm bảo cho hợp đồng tín dụng vào năm 2011 của ông Giá, bà Nga nên Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền của bên thứ ba số 370/09/HĐTC ngày 25/5/2009 cũng là giao dịch dân sự vô hiệu”.

Phiên tòa phúc thẩm “chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn và chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSND tỉnh Sóc Trăng”. Bản án phúc thẩm tuyên vô hiệu Phụ lục hợp đồng thế chấp ngày 15/6/2011 và cả Hợp đồng thế chấp ngày 25/5/2009, buộc Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam trả 3 giấy chứng nhận quyền sử dụng hơn 2,2 ha đất cho vợ chồng ông Trí, bà Hà.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.