| Hotline: 0983.970.780

Con cái “xa thơm gần thường”?

Thứ Tư 01/02/2012 , 10:47 (GMT+7)

Bà Nhâm có hai cô con gái, cô đầu giống bố ít nói và không khéo léo, xinh xắn bằng cô út. Chính vì thế mà ngay từ nhỏ, Diệp – cô con gái út đã nổi trội hơn hẳn chị. Bố mẹ cũng có phần ưu ái Diệp hơn.

Hình như trong cuộc sống Diệp cũng có phần may mắn hơn chị. Lấy được chồng là con nhà giàu ở Lạng Sơn, cuộc sống của Diệp không phải lo toan về kinh tế, được chồng và gia đình chồng hết mực thương yêu. Trái lại Thắm, mãi mới lấy được anh chồng là công nhân nghèo, ở tỉnh xa tới lập nghiệp gần nhà cô.

Bố mẹ cắt cho Thắm một gian nhà nhỏ ở bên cạnh, Thắm cũng không đi làm Nhà nước mà ở nhà cùng mẹ làm vườn. Mỗi năm, thu nhập của cô cũng vài chục triệu, song do vất vả, lại ít giao tiếp nên Thắm càng ngày càng thu mình. Cuộc sống của cô chỉ quẩn quanh bên gia đình, chồng con và mấy người hàng xóm. Lương chồng Thắm nếu khéo chi tiêu chỉ đủ ăn và đảm bảo sinh hoạt của ba người. Vì thế tuy ở gần, nhưng ít khi Thắm biếu được bố mẹ cái gì. Chưa kể ông bà phải phụ giúp nhiều.

Bố mẹ Thắm chưa bao giờ than phiền, song trong thâm tâm, họ rất buồn. Bởi lẽ có hai con gái, một đứa lấy chồng xa, một đứa ở gần, hầu hết tình cảm, mọi sự giúp đỡ ông bà đều dành cho gia đình Thắm. Nhưng dường như Thắm không tinh ý trong ứng xử: Có hôm mua được con cá to, nấu nướng thơm lừng nhưng vợ chồng Thắm không mời ông bà ngoại được một câu, cũng không bê sang mời. Bữa khác, chồng Thắm gặp may, mua được con dúi, về vợ chồng cũng lục tục nấu ăn, không màng gì tới bố mẹ vợ ở sát tường. Hôm nào bố mẹ mệt, vợ chồng Thắm cũng chỉ hỏi han qua loa chứ chưa bao giờ chủ động nấu được cho bố mẹ bát cháo hay bữa cơm.

Những ngày Diệp cho con về thăm ông bà ngoại, ở nhà tới nửa tháng, hôm nào vợ chồng Thắm cũng sang ăn cùng gia đình, nhưng chưa bao giờ vợ chồng cô tỏ ý đóng góp. Mẹ thấy xót tiền cho con gái út, nhưng bà không biết nói sao cho phải. Tuy ở xa, nhưng tuần nào Diệp cũng cho con gọi điện về thăm ông bà ngoại. Hễ nghe tin bố mẹ hắt hơi, sổ mũi là ngay lập tức cô gửi thuốc, tiền về biếu ông bà. Diệp nghĩ, mình không được ở bên chăm sóc cha mẹ hàng ngày, nên cô luôn cố gắng hỏi han, động viên tinh thần và vật chất kịp thời cho cha mẹ.

Mát mặt với cô út bao nhiêu, bố mẹ lại buồn vì cô cả bấy nhiêu. Hình như vợ chồng Thắm chỉ biết “nhận”, và không có thói quen “cho”. Ông bà đã từng có suy nghĩ, một đứa đã gả chồng xa, chỉ có vợ chồng Thắm ở gần, có chuyện gì cũng gọi vợ chồng Thắm đầu tiên. Song, đôi khi ông bà chợt nghĩ, kiểu này không biết sau này có nhờ được gì ở vợ chồng Thắm không.

Thực ra, chuyện con xa, gần không phụ thuộc vào khoảng cách không gian, mà ở ngay trong cách ứng xử với nhau hàng ngày. Có người mẹ ở cùng con trai trưởng, được con dâu và các cháu chăm sóc chu đáo, nhưng suốt ngày lo thu vén cho con trai út ở cách đó đôi cây số. Ai cho gì bà cũng giấu diếm, để dành cho cháu “nhà bên kia”, khi ốm, khi đau bà chỉ gọi dâu trưởng và các cháu chăm sóc, còn dâu út và trai út “bận mải công tác không nghỉ được”, trong khi tất cả mọi người đều làm Nhà nước như nhau.

Chính sự đối xử không công bằng này đã khiến các con, cháu phải suy nghĩ và có phần xa cách nhau hơn. Nếu bố mẹ có cách đối xử công bằng thì các con sẽ bình đẳng và không tỵ hiềm nhau. Sau này, nếu có phải chăm sóc cha mẹ già yếu cũng không sinh ỷ lại, hoặc trốn tránh trách nhiệm.

Chị Lành, con dâu cả của bà cụ tâm sự: Bà nói chỉ ở cùng trai trưởng, có nghĩa là chồng tôi sẽ là người đứng mũi chịu sào. Tôi hiểu tâm lý người già ai cũng ngại cảnh: “Cha mẹ nuôi con như trời bể/Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”, nhưng ai cũng phải đến lúc cậy nhờ con cái. Chồng tôi là trưởng, sẽ là người gánh trách nhiệm phục vụ cha mẹ già. Nếu bà thực sự thương yêu và vun vén cho gia đình tôi thì việc chăm sóc ấy ngoài trách nhiệm còn là tình cảm, tình nghĩa gia đình, là lòng hiếu thảo, mặc cảm chịu ơn và thiện chí. Nhưng với kiểu ứng xử của bà khiến con cái chỉ thấy đó là bổn phận và không tránh khỏi những lúc mệt mỏi, dễ trách móc: “Lúc khỏe thì lúc nào cũng trai út, dâu út, lúc yếu lại chỉ chăm chăm dâu cả, trai cả”…

Các chuyên gia tư vấn cho rằng, cha mẹ cần đối xử công bằng với con cái ngay từ nhỏ, vừa để các con không đố kỵ lẫn nhau, vừa tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Đây sẽ là nền tảng tốt, tạo cho các con cảm giác bố mẹ không thiên vị ai cả.

Yêu thương như nhau, trách nhiệm ngang nhau, để rồi khi con đã trưởng thành, cha mẹ già yếu, việc phân chia công việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ được chu toàn.

 

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm